(NCTG) Đó là hai sự tích đẹp nhất của lịch sử Hungary, thời kỳ Chinh phục Đất nước (honfoglalás), mà có lẽ không một người Hung nào không thuộc nằm lòng, từ lời kể của cha mẹ thuở ấu thơ tới những trang sách đầu đời về huyền sử dân tộc Hung.
(NCTG) Ngày 15-8-1038, tức là cách đây tròn 982 năm, đúng vào ngày Đức Mẹ Mông Triệu (hay còn gọi là ngày Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời), vị vua lập quốc của Hungary, đồng thời cũng là người sáng lập Giáo hội Công giáo Hung - Szent István - đã qua đời sau hơn 40 năm đứng đầu các bộ lạc của dân tộc Hung.
“Quý vị giờ đây đã đào mồ chôn nước Hung, nhưng Hungary sẽ có mặt tại tang lễ của tất cả các quốc gia mà bây giờ đang đào nấm mồ cho nước Hung”.
(NCTG) Chỉ hai ngày nữa, Hungary trọng thể tưởng niệm 100 năm ngày Hiệp ước Hòa bình Trianon được ký kết, khiến Vương quốc Hungary đánh mất hai phần ba diện tích đất nước và hai phần ba dân số. Nỗi đau Trianon được coi là tấn thảm kịch lớn nhất của lịch sử Hungary, và thường được bó gọn trong một câu: “Người Hung là người mang trong lòng nỗi đau Trianon”.
(NCTG) Ngày Châu Âu 9-5 được kỷ niệm vào năm nay theo đúng tinh thần “cách ly” trong mùa dịch, với nhiều hình thức “phát huy sáng kiến” như thể dục trực tuyến, tham quan qua màn ảnh nhỏ, hoặc ra ban-công ăn mừng. Bảy mươi năm trước, Ngoại trưởng Pháp Robert Schuman với lời tuyên bố mang tên ông, đã đặt những nền móng đầu tiên cho Châu Âu hiện đại.
(NCTG) 30 năm và 8 ngày - đó là khoảng thời gian mà Orbán Viktor, Kövér László, Németh Zsolt và Kósa Lajos, các yếu nhân của Liên đoàn Thanh niên Dân chủ (FIDESZ) đã liên tục ngồi trong Quốc hội Hungary, kể từ ngày 2-5-1990. Trong số các thành viên của nghị viện đầu tiên kể từ khi nước Hung theo con đường tự do và dân chủ, chỉ còn họ, bốn người, qua tám nhiệm kỳ!
(NCTG) Ngày 13-2-1945, tức là tròn 75 năm về trước, chấm dứt một trong những trận chiến ác liệt, đẫm máu và kéo dài nhất của Đệ nhị Thế chiến: trận chiến của Hồng quân Xô-viết nhằm chiếm thủ đô Budapest.
(NCTG) “Nếu quý vị đặt Hungary vào cảnh phải lựa chọn hoặc ký, hoặc khước từ bản Hòa ước này, tức là đã trả lời cho câu hỏi, có nên chăng, quốc gia này hãy tự sát để khỏi phải chết”.
(NCTG) “Nếu một chính phủ tệ hại có thể tồn tại dài lâu ở vị trí của mình, thì chắc chắn là phần lỗi nằm ở dân tộc ấy”.
(NCTG) Thủ tướng đương nhiệm của CHLB Đức, bà Angela Merkel mới 35 tuổi vào đúng cái ngày khi bức tường Berlin sụp đổ cách đây tròn 3 thập niên. Trong những thời khắc lịch sử ấy, bà đang đi tắm hơi cùng một người bạn gái.
(NCTG) Trái tim của Fryderyk Chopin tại Vương cung thánh đường Holy Cross, Warszawa luôn là nơi khiến du khách (có phần hơi hiếu kỳ) muốn tới thăm và chụp tấm hình. Có người còn tò mò bảo, sao người ta không để hẳn ra cho thiên hạ ngắm (mà lại đặt chìm trong vách tường nhà thờ).
(NCTG) Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier đã có lời xin lỗi Ba Lan vì hành vi xâm lược của thể chế độc tài quốc xã Đức trong buổi lễ kỷ niệm 80 ngày bùng nổ Đệ nhị Thế chiến, được tiến hành tại quảng trường Piłsudski (Warszawa) với sự tham dự của nhiều lãnh đạo các nước trên thế giới.
Cách đây tròn 30 năm, vào những giờ này, truyền thông Châu Âu và thế giới nóng lên với tin, chính quyền cộng sản Hungary cho mở một đoạn biên giới phía Tây với Cộng hòa Áo trong vòng vài giờ, vô hình chung tạo điều kiện cho dòng người tỵ nạn Đông Đức có thể tràn qua Áo để sang CHLB Đức.
(NCTG) Bức tượng “Người mẹ và đứa con” (Mother and Child) tưởng nhớ tất cả các nạn nhân của bạo lực tình dục, bao gồm cả những người con lai Đại Hàn, được ra mắt hôm 11-6-2019 tại một nhà thờ gần Điện Westminster, trụ sở Quốc hội Vương quốc Anh.
(NCTG) “Thả bộ trong khu phố cổ Bratialava tọa lạc tại trung tâm lịch sử của thành phố, bên dưới Lâu đài Pozsony, chúng ta sẽ thấy, trên đỉnh cao chót vót của Nhà thờ lớn, không phải hình tượng cây thánh giá như thường thấy, mà chính là một hình ảnh rất quen thuộc và thiêng liêng đối với người dân Hungary: bản sao của Vương miện Thần thánh của Hung”.
(NCTG) “Sinh ra trong một gia đình gốc gác Do Thái đâu phải là tội lỗi!”.
(NCTG) “Hà Nội là chuyến tác nghiệp dài đầu tiên ở nước ngoài của tôi, và Việt Nam từ ấy vẫn có vị trí đặc biệt trong trái tim tôi” - ký giả cựu trào Hungary, ông Dunai Péter chia sẻ trong bài viết dành riêng cho NCTG nhân 40 năm sự kiện 17-2-1979. Ông là một trong số ít ỏi các nhân chứng quốc tế có dịp chứng kiến những hậu quả của cuộc chiến biên giới 1979.
(NCTG) Cách đây tròn 150 năm, ngày 26-1-1869, một tờ báo ở thành phố Vienna, thủ đô Áo cho đăng một bài viết mà không ai ngờ nó đã làm thay đổi văn hóa viết và gửi thư của nhân loại.
(NCTG) “Đôi lúc mí mắt tự nhiên ứa lệ bởi lòng trắc ẩn mỗi khi thấy một cảnh đau lòng trong kiếp nhân sinh” (Soros Tivadar).
(NCTG) “Libuse Silhanova đặt xuống thảm cỏ nhỏ cạnh đó một bông hoa và rồi một cách tự phát, mọi người bắt đầu hát Quốc ca mà chẳng cần kêu gọi. Gần như chỉ vừa hát xong thì một chiếc xe buýt to xịch tới, một loạt cảnh sát từ trong đổ ra và họ bắt đầu xô đẩy đẩy đám đông như vẫn hay làm thế cả ở các nơi khác”, Václav Havel viết về ngày 15-1-1989.