(NCTG) Bảo tàng Quốc gia Hungary (Magyar Nemzeti Múzeum) là bảo tàng quốc gia đầu tiên của Hungary: kể từ năm 1802, bảo tàng này đã thu thập, bảo tồn và trưng bày các di sản của vùng bồn địa Kárpát. Được thành lập bởi bá tước Széchényi Ferenc, bảo tàng được "cấp phép" bởi Hoàng đế Áo - Hung Franz Đệ nhất, và là bào tàng quốc gia ra đời sớm thứ ba ở Châu Âu, bộ sưu tập đầu tiên của bảo tàng được lưu giữ tạm thời ở một số nơi trước khi tòa nhà chính của bảo tàng được xây dựng vào năm 1837-1847.
(NCTG) Cuối tuần này, tại sao bạn không cùng bạn bè và gia đình vừa ngắm Budapest vào xuân, vừa tìm kho báu Kolodko?
(NCTG) Thư viện đẹp và nổi tiếng nhất Budapest, nơi mà mọi sinh viên Khoa Nha Đại học Y khoa Budapest (Semmelweis) đều nhẵn mặt, vì cách Khoa Nha của trường vỏn vẹn 3 phút đi bộ
(NCTG) Khánh thành ngày 16/8/1884, Ga Trung tâm - về sau được gọi bằng tên quen thuộc là Ga Đông (Keleti pályaudvar) - được xây dựng từ các nguồn lực trong nước với sự hợp tác của các nhà thiết kế và nhà thầu Hungary, với bản thiết kế của các kỹ sư Đường sắt Hoàng gia Hung Gia Lợi.
(NCTG) “Cũng như những người Gypsies ở các thế kỷ trước, dân “du mục” hiện đại chọn một lối sống nay đây mai đó, xem bốn bể là nhà. Họ chọn từ bỏ lối sống an toàn và tiện nghi của một căn nhà cố định để đổi lấy sự tự do đầy mạo hiểm, và để có thể đặt chân đến mọi miền của đất nước” - tác giả Hải Lý từ Canada giới thiệu một “lối sống” ở Bắc Mỹ.
(NCTG) Sau gần 1,5 năm, mình mới có dịp trở lại - nhưng liên tục 4 lần trong vòng 2 tuần - Hallstatt, ngôi làng mình thấy đẹp cả bốn mùa, trong nắng, trong mưa (3/4 số lần mình tới đó, là mưa hìhì), trong tuyết phủ... Vài dòng sau đây là những suy nghĩ thoáng qua về Hallstatt.
(NCTG) Bên cạnh những trung tâm rực rỡ náo nhiệt thâu đêm với những khung cảnh panorama choáng ngợp, trên đảo còn rất nhiều những ngôi làng nhỏ nằm rải rác, khi thì nằm cheo leo trên đỉnh núi, lúc giữa những cánh đồng nho lòa xòa phủ sát mặt đất.
(NCTG) Bức tượng Turul (Turul-szobor) - linh vật thiêng liêng của dân tộc Hungary - đã được di dời khỏi vị trí của nó tại Lâu đài Buda (Budavári Palota) vào thứ Sáu 26-2 bởi một cần cẩu khổng lồ và được chuyển đến một xưởng phục chế ngoài trời ở Sân Savoyai.
(NCTG) “Được xem như bậc thầy của trường phái Tân Gotich tại Hungary, tên tuổi của Pecz Samu được trân trọng đặt cạnh những “thủ lĩnh” khác như Steindl Imre, Hauszmann Alajos hay Ybl Miklós, những người mà thiếu họ, Budapest và phần nào đó, Châu Âu đã không có được diện mạo như ngày hôm nay”.
(NCTG) Sau lần đầu ra mắt vào hè năm ngoái, dịch vụ đường sắt chở khách tư nhân từ Hungary đến vùng biển Adriatic sẽ tái hoạt động vào ngày 28-5 năm nay, nhưng không phải từ Csorna như năm ngoái, mà từ thủ đô Budapest. Vé tàu sẽ có giá 22-30 euro, phù hợp với hình thức du lịch đường sắt rất quen thuộc và truyền thống của Châu Âu.
(NCTG) Vương cung Thánh đường Thánh István (Szent István Bazilika), còn gọi là “Đền thờ của Szent István”, là Nhà thờ lớn của thủ đô Budapest.
(NCTG) Cầu Xích (Lánchíd), một trong những kỳ quan kiến trúc và xây dựng của Hungary, sẽ “đóng cửa” vào cuối tháng 2-2021 để tu sửa trong vòng 1,5-2 năm. Như vậy, du khách trong thời gian tới khi đến thăm thủ đô Budapest sẽ không có dịp chiêm ngưỡng và đi qua cây cầu cố định đầu tiên bắc ngang con sông Danube, đoạn chảy qua nước Hung!
(NCTG) Loài chó này được quý mến đến mức thậm chí nhiều người Hung còn cho rằng, đây không phải là chó, không được gọi là “chó”, mà chỉ được gọi là Puli mà thôi!
(NCTG) “Đền đài lịch sử” Machu Picchu, biểu tượng nổi bật của Đế chế Inca, thường được biết đến bằng cái tên “Thành phố đã mất của người Inca”, mới đây đã được mở trở lại sau 7 tháng đóng cửa vì dịch bệnh Covid-19 cho một du khách duy nhất: anh Jesse Katayama người Nhật!
(NCTG) “Cầu Than thở” nằm trong khuôn viên Đại học Kỹ thuật và Kinh tế Budapest (BME) là tác phẩm của kiến trúc sư bậc thầy Pecz Samu (1854-1922), giáo sư của trường, đồng thời là tác giả nhiều công trình nổi tiếng của Hungary như Khu chợ Trung tâm Budapest hay Nhà thờ Tin Lành ở TP. Debrecen.
(NCTG) Căn cứ trên tỷ lệ không gian xanh, giao thông và phát triển bền vững, thủ đô Vienna của Cộng hòa Áo mới đây đã giành được danh hiệu “Thành phố xanh nhất thế giới”, vượt München, Berlin và Madrid, theo Văn phòng Đại diện Đối ngoại của thành phố.
(NCTG) “Mỗi đại dịch là dịp để tạo dựng một tương lai mới. Làm thế nào để vực lên từ cơn khủng hoảng này mà không rơi vào thất bại? Nếu thành công, những điều sắp diễn ra ở Venice sẽ gây tiếng vang trên toàn thế giới”.
(NCTG) Đó là “Bord för En” (Bàn ăn cho một người) tại Thụy Điển, sẽ mở từ ngày 10/5 và mỗi ngày chỉ phục vụ một thực khách, không có ngoại lệ!
(NCTG) “Mong rằng nước Ý sẽ sớm vượt qua đại nạn để trở lại hồn nhiên và yêu đời như xưa...”.
(NCTG) “Còn Budapest thì sao? Ngay cả đến năm 2020, chắc không bao nhiêu người trong và ngoài nước có dịp đến nơi này”.