Đó là một kiệt tác kiến trúc nằm ở Quận 7, Budapest, được thiết kế theo phong cách cổ điển bởi kiến trúc sư Pollack Mihály, vào thời kỳ mà các công trình của Hungary thường được xây dựng trong mong mỏi kiến tạo một nền văn hóa dân tộc độc lập. Kinh phí xây dựng được Quốc hội Hungary cung cấp trong thời gian 1832-1836, và bên cạnh tên tuổi lớn của nền kiến trúc cổ điển Pollack Mihály, các danh họa Lotz Károly và Than Mór cũng góp phần về sau này với các tấm bích họa "
siêu đẹp" phần nội thất.
Bảo tàng đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng và cuốc chiến tranh tự do 1848-49. Ngày 15/3/1848, quảng trường phía trước mặt tiền của bảo tàng là một trong những địa điểm đáng kể nhất của cuộc cách mạng, nơi mà theo các huyền thoại truyền khẩu, thi hào Petőfi Sándor đã đọc thi phẩm nổi tiếng
"Bài ca Dân tộc" (Nemzeti Dal) - tuy nhiên điều này
không đúng sự thật. Thượng viện của Quốc hội cách mạng 1848 cũng họp tại hội trường của bảo tàng, và hoạt động ở đây trong thời gian rất dài.
Từ đó trở đi, tòa nhà Bảo tàng Quốc gia không chỉ là nơi lưu giữ bộ sưu tập quốc gia quan trọng nhất của Hungary, mà còn là biểu tượng của nền tự do và độc lập dân tộc. Tính biểu tượng này được thể hiện qua việc lễ kỷ niệm cấp quốc gia của nước Hung được tổ chức hàng năm trước bảo tàng vào Quốc lễ 15/3. Bảo tàng cũng là nơi trưng bày các báu vật đăng quang của Vương quốc Hungary - trong đó có Vương miện Thánh (Szent Korona) - cho tới năm 2000, khi được chuyển về Nhà Quốc hội Hungary.
Hiện giờ, bảo vật quốc gia hàng đầu của bảo tàng và Long bào Đăng quang (Koronázási Palást), di sản thuộc hàng cổ nhất của nước Hung (khoảng 1030) và mang tính xác thực nhất. Vốn là trang phục trong các thánh lễ, chiếc áo được
vị vua lập quốc Szent István và hoàng hậu Gizella tặng lại cho Vương cung thánh đường Đức Mẹ Mông Triệu đang được xây dựng tại Székesfehérvár vào ngày 15/8/1031. Sau đó, từ cuối thế kỷ 12, nó trở thành trang phục truyền thống khi đăng quang của các vị vua Hung.