(NCTG) Holodomor, tội ác diệt chủng chống lại dân tộc Ukraine của thể chế Stalin, sẽ được tưởng niệm vào ngày 26/11/2022 bằng cách thắp nến và làm tối Tòa nhà Quốc hội Hungary, phía nhìn ra sông Danube, theo thông báo của Văn phòng Báo chí Quốc hội với Hãng Thông tấn Hungary MTI.
(NCTG) “Tối nay, chúng ta dám tuyên bố rằng 9/11/1989 là một ngày vĩ đại của lịch sử, khi CHDC Đức thông báo mở biên giới của họ” (Hans Joachim Friedrichs).
(NCTG) “Bằng việc an táng những nạn nhân vô tội, chúng ta muốn sám hối vì những tội lỗi của cha ông. Tội lỗi thuộc về những kẻ đã thực hiện hành vi tội lỗi đáng kinh tởm này, và thuộc về cả những kẻ trong nhiều thập niên đã tìm cách biện bạch cho hành vi ấy - tức là tất cả chúng ta” (Boris Yeltsin).
(NCTG) 6/10 là một trong hai Quốc tang thường niên của Hungary, bên cạnh 4/11 là ngày mà vào năm 1956, Liên Xô đã xua quân đội và chiến xa sang Hung dập tắt mong mỏi dân chủ của người dân xứ này. Đây là thời điểm mà vào năm 1849, 13 sĩ quan cao cấp nhất tham gia cuộc cách mạng và cuộc chiến giành độc lập dân tộc cho Hungary bị chính quyền Áo tử hình tại vùng Arad (hiện thuộc lãnh thổ Romania).
(NCTG) Mikhail Goirbachev, Tổng bí thư cuối cùng của ĐCS Liên Xô, Tổng thống đầu tiên và cũng là cuối cùng của Liên bang Xô-viết, người chủ trương perestroika (cải tổ) và glasnost (công khai hóa và minh bạch hóa) vốn xa lạ và đi ngược lại những nguyên tắc của thế giới CS Liên Xô để rồi dẫn đế chế này tới sụp đổ, vừa qua đời sau thời gian lâm trọng bệnh kéo dài, hưởng thọ 92 tuổi.
(NCTG) Người Tác-ta ở Crimea (Crimean Tatars) là dân tộc thủy tổ của vùng bán đảo Crimea. Cha ông họ từ thời đế quốc Золотая Орда (Golden Horde, Kim trướng Hãn quốc) đã chinh phục và khai phá Crimea. Thế nhưng con cháu họ đã trải qua một giai đoạn lịch sử đau thương.
(NCTG) “Càng khoe cơ bắp quân sự, càng dùng vũ khí, sức mạnh đất nước sẽ càng kiệt quệ, càng bị cô lập và cửa suy thoái, suy sụp là cánh cửa tất yếu. Cả thế giới đã và sẽ ghê tởm Nga, và chắc chắn sẽ kiềm chế, trừng phạt được cơn điên loạn của nước Nga đang giãy chết” - tác giả Kim Văn Chính từ Hà Nội điểm lại những vụ can thiệp quân sự và xâm lược của Nga - Xô trong quá khứ.
(NCTG) NATO có thực sự hứa với Liên Xô rằng tổ chức này sẽ không có sự mở rộng về phía Đông?
(NCTG) Tròn 75 năm trước, ngày 10/2/1947, Vương quốc Hungary và đại diện các cường quốc chiến thắng trong Đệ nhị Thế chiến đã đặt bút ký Hiệp định Hòa bình Paris. Bên cạnh khoản bồi thường chiến tranh 300 triệu USD, Hungary đánh mất vĩnh viễn hơn hai phần ba diện tích mà nước này từng có trước Trianon (1920).
(NCTG) Tròn 103 năm trước, vào rạng sáng ngày 11/11/1918, tại một toa tàu hỏa nằm trong khu rừng ở gần TP. Compiègne (Pháp) - nơi đặt đại bản doanh của Thống chế Pháp Ferdinand Foch - Hiệp định đình chiến khép lại Đệ nhất Thế chiến ở mặt trận phía Tây đã được ký giữa các đại diện của phe Đồng minh (Anh và Pháp) và Đế chế Đức.
(NCTG) “... cứa tận sống lưng không phải tiếng bom đạn, pháo bắn rung chuyển bụi mù trong kia: bám đuổi theo tôi chính là những lời cuối đầy thương yêu mà tuyệt vọng ấy, như thoát ra từ dưới lớp đất đắp vội kia, xa dần rồi chìm dần nhẹ như hơi thở cuối nhưng lại vang vọng ám ảnh rất lâu”.
“Đồng chí Stalin đã bỏ qua những phương pháp thuyết phục và giáo dục của Lenin, thay cuộc đấu tranh tư tưởng bằng phương pháp bạo lực hành chính, đàn áp và khủng bố hàng loạt. Stalin thiên về sử dụng những tổ chức công quyền của nhà nước và trong hành động, đồng chí thường xuyên vi phạm những chuẩn mực đạo đức và luật pháp Xô-viết”.
Tám thập niên sau ngày Vương quốc Hungary bước vào Đệ nhị Thế chiến, cuộc chiến để lại những hậu quả hết sức thảm khốc với quốc gia này, nhìn nhận lại những sự kiện thời đó, có thể thấy hiếm đất nước nào lại rơi vào cảnh trớ trêu như Hungary: cùng một lúc, xứ sở Trung Âu này bị quân đội 2 siêu cường chiếm đóng.
Hạ tuần tháng 5/2021, nữ khoa học gia Hungary nổi tiếng - TS. Karikó Katalin, Phó Chủ tịch cấp cao của Công ty công nghệ sinh học BioNTech, một trong những “cha đẻ” của công nghệ RNA Thông tin (mRNA) là nền tảng của các loại vaccine “thế hệ mới” kháng Covid-19 - bất ngờ bị cáo buộc là có hợp tác với Cơ quan An ninh Quốc gia thời CS tại Hungary ngay trong chuyến trở về thăm quê hương của bà.
Tròn 30 năm trước, sáng 19/6/1991, một thanh niên, trong tay nắm chắc chiếc máy ảnh, bồn chồn ngồi trong chiếc xe Trabant trước một biệt thự ở Mátyásföld, vùng ven ngoại ô Budapest. Hai mươi tám năm sau, phóng viên ảnh nghiệp dư Zámbó László chia sẻ với truyền thông Hungary: ông đã chờ đợi 3 ngày 2 đêm để ghi lại khoảng khắc lịch sử mà cả nước Hung chờ đợi từ nhiều thập niên.
Tròn 80 năm trước, ngày 26/6/1941, những chiếc máy bay lạ mặt ồ ạt không kích thành phố cổ Kassa của Vương quốc Hungary (nay là Košice của Slovakia). Tổng cộng, 29 trái bom được ném xuống đô thị này, khiến 32 cư dân thiệt mạng và 80 người bị thương. Sự việc diễn ra chỉ vỏn vẹn 4 ngày sau khi phát-xít Đức tấn công Liên Xô vào rạng sáng 22/6.
(NCTG) Hạ tuần tháng 5-2021, Liên Âu trọng thể kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Andrei Sakharov (1921-1989), nhà vật lý và nhà hoạt động đối lập lừng danh thời Liên Xô (cũ). Là chủ nhân Giải Nobel Hòa bình năm 1975, sinh thời, “người cha của bom khinh khí Xô-viết” đã chiến đấu không khoan nhượng để chống lại những bất bình đẳng xã hội, và kêu gọi, ủng hộ việc trả tự do cho những người bất đồng chính kiến tại Liên Xô.
Hàng năm, vào 27-1, Ngày tưởng niệm Holocaust Quốc tế, thế giới tưởng niệm các nạn nhân của tấn thảm kịch holocaust trong Đệ nhị Thế chiến, cuộc diệt chủng dẫn đến cái chết của khoảng 7 triệu người Do Thái và 11 triệu người khác, được thực hiện bởi Đức quốc xã và các chính phủ cộng tác với nó.
(NCTG) Tròn 70 năm trước, vào ngày 10-5-1951, Thái tử cuối cùng của Đế chế Áo - Hung Otto von Habsburg Franz Joseph Otto Robert Maria Anton Karl Max Heinrich Sixtus Xavier Felix Renatus Ludwig Gaetan Pius Ignatius (1912-2011) - thường được biết đến ở Hungary với tên Habsburg Ottó - làm lễ thành hôn với người phối ngẫu kém mình 13 tuổi - công chúa Regina Helene Elisabeth Margarete Prinzessin von Sachsen-Meiningen (1925-2010).
(NCTG) Trong 39 năm dưới thời CS (1950-1989), 4-4 được xem là Ngày Giải phóng vì theo quan điểm lúc bấy giờ, vào ngày này năm 1945, người lính Đức cuối cùng đã rời Hungary tại cửa khẩu Nemesmedves, dưới áp lực của “quân giải phóng” Xô-viết. Tuy nhiên, như nhiều câu chuyện mang tính tuyên truyền đương thời, đây chỉ là một huyền thoại!