(NCTG) “Stalin đứng tại chỗ một hồi rồi tiếp tục đi dạo bên cạnh chiếc ghế, cũng theo hướng mà trước đó ông đã đi. Ông làm một vòng quanh chiếc bàn họp, quay lại và đi dọc căn phòng trong bầu không khí lặng như tờ, rồi ông lại quay lại, rút chiếc tẩu khỏi miệng và chậm rãi nói, không hề cao giọng: - Lẽ ra không cần nói câu đó!”.
(NCTG) “Các đồng chí có nhận ra bao nhiêu người đứng gác ngoài kia không? Con người ta đi ngoài hành lang và luôn luôn phải suy nghĩ: Chẳng biết đứa nào đây? Nếu là tay này, hắn sẽ bắn vào lưng, nếu anh ngoặt ở góc hành lang, kẻ khác sẽ nổ súng vào trán anh. Người ta đi cạnh bọn chúng ngoài hành lang và có những ý nghĩ như thế đấy...”.
(NCTG) Xin lỗi vốn không phải là một hành vi quá hiếm trong đời các chính khách thượng đỉnh. Tuy nhiên, nếu có những lời xin lỗi được đưa ra một cách vớt vát, đầu lưõi, không chân thật và chỉ được đưa ra vào thời điểm chót, với mục đích duy nhất để "chủ nhân" của chúng giữ được cái ghế đang ngự, thì cũng có những lời xin lỗi đi vào lịch sử bởi tính trách nhiệm và và sự chính trực của người đưa ra nó.
(NCTG) "Tôi được đưa ra hành lang. Hai phút trôi qua. Người ta lại dẫn tôi vào phòng và tuyên bố bản án: 15 năm tù cấm cố trong nhà tù và trại giam, cộng 5 năm bị tước quyền công dân. Đối với tôi, bản án bất ngờ đến nỗi tôi ngã quỵ ngay tại nơi tôi đang đứng".
(NCTG) "Nói xong, tôi đã òa lên khóc. Tôi tưởng là tôi phải ngất đi vì đã kiệt sức. (...) Tất cả chúng tôi đều rơi nước mắt! Sự căng thẳng nội tâm kinh khủng, bị dồn tụ qua bao thập niên và gia tăng đến mức "tới hạn" trong chúng tôi, lúc ấy được dịp tỏa ra ngoài...".
(NCTG) Cách đây hơn 16 năm, vào một ngày giữa hè 1989, đã diễn ra một cuộc xuống đường vĩ đại với sự tham gia của gần nửa triệu dân Hung tại thủ đô Budapest. Về sau, các nhà sử học và bình luận viên chính trị học đã coi ngày này là biểu tượng và là bước ngoặt của sự thay đổi thể chế chính trị ở Hung. Mốc thời gian 16-6 ấy gắn liền với tên tuổi một nhân vật tiêu biểu của nước Hung thế kỷ trước: ông Nagy Imre, thủ tướng Hung thời cách mạng 1956.
(NCTG) Ở Liên Xô ngày xưa, có nhiều mẩu chuyện "thú vị" về quan hệ giữa các vị lãnh tụ với giới bóng đá mà sử sách nay đã ghi lại.
(NCTG) “Sau những thất bại và những tổn thất khốc hại đầu tiên ở chiến trường, Stalin đã mất lòng tin và tưởng rằng Liên Xô đã lâm vào đường cùng: “Trong một bài diễn văn hồi đó, Stalin tuyên bố: “Chúng ta đã đánh mất vĩnh viễn tất cả những gì Lenin tạo ra”.
(NCTG) “Liên Xô đã không ngăn nổi quân thù tiến sâu vào nội địa đất nước, chứ không hề có chuyện là Stalin “sáng suốt” theo chiến thuật “tiêu thổ kháng chiến” mà Kutuzov đã dùng để đánh bại quân Napoleon ngày xưa, để nhử Đức vào sâu trong lãnh thổ Liên Xô rồi mới tiêu diệt”.
(NCTG) "Phải nhấn mạnh rằng khi các chiến dịch lớn được tiến hành và đạt thắng lợi, Stalin thường tìm cách đẩy những người tổ chức [thực sự] vào sau hậu trường và đưa cá nhân ông lên vị trí hàng đầu".
(NCTG) "Rốt cục, Stalin đã hiểu. Những thiên thần hạ giới cũng có thể phạm sai lầm, và cái giá phải trả cho những sai lầm của họ là vô cùng lớn".
(NCTG) Tháng 10 năm nay, đúng vào lúc nước Hung chuẩn bị kỷ niệm Cách mạng mùa Thu 1956, cựu danh thủ của tuyển Hungary và Câu lạc bộ FTC, ông Novák Dezső, trong một bài trả lời phỏng vấn nhật báo “Thể thao Quốc gia” (Nemzeti Sport), đã thú nhận rằng trong một thời gian dài, ông đã thường xuyên viết báo cáo chỉ điểm đồng đội của mình.
(NCTG) 1959. Ba năm sau biến cố 1956 gây dư luận xôn xao trên trường quốc tế, nước Hung bị cô lập về kinh tế và chính trị. Phương Tây đồng thanh tẩy chay Budapest và "vấn đề Hungary" thường xuyên được đưa ra trong chương trình nghị sự các phiên họp Liên Hiệp Quốc.
(NCTG) Hơn mười ngàn công dân Xô-viết, trong số đó có 90 phụ nữ, được phong danh hiệu Anh hùng Liên Xô vì những chiến công đạt được thời Thế chiến thứ Hai. Trong các thập niên tiếp sau, nhà nước Xô-viết đã không tiếc tiền bạc của và công sức để gìn giữ và trau dồi huyền thoại về họ: hàng loạt phim ảnh, sách vở, triển lãm được sử dụng để vinh danh hình ảnh ''chính thống'' của những người anh hùng.
(NCTG) "Công thức 8-8-8? Cái gì vậy?". Hẳn đa số độc giả ngày nay sẽ ngạc nhiên và đặt câu hỏi như vậy. Xin thưa, đó là: 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi và 8 giờ giải trí.
(NCTG) - Hãy bình tĩnh và ngắm cho chính xác vào - ông nói. - Anh sẽ giết một con người đó. - Khi ấy, tôi lùi lại một bước, nhắm nghiền mắt và xả loạt đạn đầu tiên. Che ngã vật ra đất, quằn quại và máu chảy đầm đìa. Tôi gắng thu hết lòng can đảm và bắn ra loạt thứ hai, trúng vai, tay và tim ông ấy. Che qua đời.
(NCTG) Quốc khánh 20-8 là ngày kỷ niệm Szent István (Thánh István, vị vua Hungary đầu tiên, vị thánh đầu tiên của dòng họ Árpád), và là ngày hội Lập quốc của nước Hungary (thành lập từ hơn 1.100 năm nay).
(NCTG) Cách đây hơn 211 năm, vào ngày 25-3-1792, Quốc hội Pháp đã thông qua quyết định dùng chiếc máy chém (guillotine) làm công cụ để xử các tử tù. "Khổ chủ" đầu tiên của máy chém là một tên cướp đường: đúng một tháng sau ngày "ra đời", ngày 25-4-1792, chiếc guillotine đã khởi đầu bước đường "công danh" đầy thăng trầm của nó.
(NCTG) Trong những năm gần đây, sắc lệnh Benes là đề tài của nhiều cuộc tranh luận ầm ĩ, thậm chí, của nhiều đụng độ căng thẳng trên chính trường châu Âu. Vào cuối tháng Hai 2002, cuộc gặp mặt thượng đỉnh giữa các thủ tướng bốn quốc gia Đông Âu đang chuẩn bị gia nhập Liên hiệp châu Âu (nhóm Visegrád - V4) đã không được tổ chức cũng vì lý do: thủ tướng Hung Orbán Viktor đã nhắc đến sắc lệnh Benes với con mắt phê phán và cho rằng nếu muốn hòa nhập vào EU, chính phủ Tiệp (Cộng hòa Czech) và Slovakia phải có cách nhìn khác về sự kiện lịch sử này.
(NCTG) Adolf Hitler, lãnh tụ phát-xít Đức, tự vẫn trong căn hầm trước sự sụp đổ không gì tránh khỏi của Đệ tam Đế chế, nhưng cho đến nay, mọi tin tức gì liên quan đến ông ta vẫn được công luận rất để tâm. Như cậu chuyện sau đây, về một người hầu phòng của ông, hiện vẫn còn sống...