Trung tướng Viktor Silov (phải), người lính Liên Xô cuối cùng rời Hungary ngày 19/6/1991 - Ảnh: Manek Attila (MTI)

HỒNG QUÂN LIÊN XÔ VÀ 45 NĂM “LẠC LỐI” Ở HUNGARY

     24/06/2021 04:21:00 AM  

Tròn 30 năm trước, sáng 19/6/1991, một thanh niên, trong tay nắm chắc chiếc máy ảnh, bồn chồn ngồi trong chiếc xe Trabant trước một biệt thự ở Mátyásföld, vùng ven ngoại ô Budapest. Hai mươi tám năm sau, phóng viên ảnh nghiệp dư Zámbó László chia sẻ với truyền thông Hungary: ông đã chờ đợi 3 ngày 2 đêm để ghi lại khoảng khắc lịch sử mà cả nước Hung chờ đợi từ nhiều thập niên.

Một phần TP. Kassa tan hoang vì trận không kích - Ảnh tư liệu

Bí ẩn lịch sử: VỤ NÉM BOM KHIẾN HUNGARY BUỘC THAM GIA ĐỆ NHỊ THẾ CHIẾN

     16/06/2021 11:24:00 PM  

Tròn 80 năm trước, ngày 26/6/1941, những chiếc máy bay lạ mặt ồ ạt không kích thành phố cổ Kassa của Vương quốc Hungary (nay là Košice của Slovakia). Tổng cộng, 29 trái bom được ném xuống đô thị này, khiến 32 cư dân thiệt mạng và 80 người bị thương. Sự việc diễn ra chỉ vỏn vẹn 4 ngày sau khi phát-xít Đức tấn công Liên Xô vào rạng sáng 22/6.

Giáo sư, viện sĩ Andrei Sakharov - Ảnh: Vladimir Fedorenko (RIA Novosti archive)

TỪ NGƯỜI CHA CỦA BOM KHINH KHÍ XÔ-VIẾT, ĐẾN CHIẾN SĨ NHÂN QUYỀN

     01/06/2021 04:01:00 AM  

(NCTG) Hạ tuần tháng 5-2021, Liên Âu trọng thể kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Andrei Sakharov (1921-1989), nhà vật lý và nhà hoạt động đối lập lừng danh thời Liên Xô (cũ). Là chủ nhân Giải Nobel Hòa bình năm 1975, sinh thời, “người cha của bom khinh khí Xô-viết” đã chiến đấu không khoan nhượng để chống lại những bất bình đẳng xã hội, và kêu gọi, ủng hộ việc trả tự do cho những người bất đồng chính kiến tại Liên Xô.

Người Do Thái Hung đến Trại Tử thần năm 1944 - Ảnh tư liệu chụp tại Bảo tàng Auschwitz-Birkenau

CON ĐƯỜNG KHỔ NẠN CỦA NGƯỜI DO THÁI TẠI HUNGARY

     26/05/2021 12:19:00 PM  

Hàng năm, vào 27-1, Ngày tưởng niệm Holocaust Quốc tế, thế giới tưởng niệm các nạn nhân của tấn thảm kịch holocaust trong Đệ nhị Thế chiến, cuộc diệt chủng dẫn đến cái chết của khoảng 7 triệu người Do Thái và 11 triệu người khác, được thực hiện bởi Đức quốc xã và các chính phủ cộng tác với nó.

Lễ thành hôn của cựu Thái tử Otto von Habsburg và công chúa Regina, TP. Nancy (Pháp) ngày 10-5-1951 - Ảnh tư liệu

NHỮNG TƯỢNG ĐÀI CUỐI CÙNG CỦA MỘT NỀN QUÂN CHỦ

     10/05/2021 10:15:00 PM  

(NCTG) Tròn 70 năm trước, vào ngày 10-5-1951, Thái tử cuối cùng của Đế chế Áo - Hung Otto von Habsburg Franz Joseph Otto Robert Maria Anton Karl Max Heinrich Sixtus Xavier Felix Renatus Ludwig Gaetan Pius Ignatius (1912-2011) - thường được biết đến ở Hungary với tên Habsburg Ottó - làm lễ thành hôn với người phối ngẫu kém mình 13 tuổi - công chúa Regina Helene Elisabeth Margarete Prinzessin von Sachsen-Meiningen (1925-2010).

Tượng Tự do trên đồi Gellért - Ảnh tư liệu

CÂU CHUYỆN 4-4 VÀ TƯỢNG ĐÀI GIẢI PHÓNG

     04/04/2021 09:27:00 PM  

(NCTG) Trong 39 năm dưới thời CS (1950-1989), 4-4 được xem là Ngày Giải phóng vì theo quan điểm lúc bấy giờ, vào ngày này năm 1945, người lính Đức cuối cùng đã rời Hungary tại cửa khẩu Nemesmedves, dưới áp lực của “quân giải phóng” Xô-viết. Tuy nhiên, như nhiều câu chuyện mang tính tuyên truyền đương thời, đây chỉ là một huyền thoại!

Đám đông cách mạng tại Bảo tàng Quốc gia Hungary, chiều 15-3-1848

Đại lễ 15-3: NHỚ VỀ “NHỮNG CHÀNG TRAI THÁNG BA”

     15/03/2021 08:04:00 PM  

(NCTG) Chưa bao giờ trong lịch sử nền Đệ tam Cộng hòa Hungary (từ 23-10-1989 tới giờ), nước này trải qua 2 năm liền mà Đại lễ 15-3 không được kỷ niệm vì dịch bệnh lan tràn. Dầu sao đi nữa, trong lòng, người dân nước này vẫn nhớ về cuộc cách mạng và cuộc chiến tự do cách đây 173 năm.

“Môn đệ Hungary xuất sắc nhất của Stalin” - Ảnh tư liệu

50 năm trước: NHÀ ĐỘC TÀI RÁKOSI MÁTYÁS CHẾT Ở NƠI LƯU ĐÀY BIỆT XỨ

     06/02/2021 05:18:00 AM  

(NCTG) Cựu thủ tướng Rákosi Mátyás, chính trị gia cộng sản, “môn đệ Hungary xuất sắc nhất của Stalin”, người có tên được đặt cho một trong những thời kỳ đen tối nhất của lịch sử Hungary, đã qua đời cách đây tròn 50 năm vào ngày 5-2-1971, tại Gorky (Nizhny Novgorod), Nga.

Vua Mátyás và người vợ thứ hai, Hoàng hậu người Ý Beatrice d'Aragona

Khảo cổ học Hungary: HY VỌNG PHÁT HIỆN VÀ PHỤC DỰNG HÀI CỐT VUA MÁTYÁS (Phần 2)

     01/02/2021 07:49:00 PM  

(NCTG) Nghiên cứu của giới khảo cổ về vua Mátyás, và thông qua đó, về một đại gia đình rất có tầm ảnh hưởng của 2 dân tộc Hungary và Romania, và qua đó, có tác động đến cả vùng Trung Âu, có thể khiến giới học sinh và người yêu sử cảm thấy thú vị hơn với những kiến thức nhiều khi khô cứng trong nhà trường.

Chân dung Corvin János của Madách Imre (1823–1864), nhà thơ, nhà soạn kịch Hungary

Khảo cổ học Hungary: HY VỌNG PHÁT HIỆN VÀ PHỤC DỰNG HÀI CỐT VUA MÁTYÁS (Phần 1)

     01/02/2021 04:18:00 PM  

(NCTG) Dòng họ Hunyadi, với những cá nhân kiệt xuất, đóng vai trò hết sức quan trọng trong lịch sử Hungary thời hậu kỳ Trung cổ. Do đó, việc nghiên cứu và đặc biệt, tìm ra hài cốt thành viên xuất chúng nhất của dòng họ ấy - vua Mátyás - là tâm nguyện lâu nay của giới sử học và người dân Hung.

Người Do Thái đến từ Hungary ở trại Auschwitz-Birkenau, tháng 5-1944 - Ảnh tư liệu

SỰ TÀN SÁT SẮC DÂN DO THÁI TẠI HUNGARY

     27/01/2021 07:47:00 PM  

(NCTG) “Holocaust là bi kịch của con người và về con người. Về tôi. Tôi cũng là người bằng da, bằng thịt và xương, có thể bị giết trong buồng hơi ngạt. Tuy nhiên, tôi có thể làm tất cả để đảm bảo rằng tôi và bất kỳ ai khác đều không bị giết một lần nữa” (Lukácsi Katalin).

TNS trẻ Joe Biden - thành viên Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ - và người vợ thứ hai đã có “tuần trăng mật” bên hồ Balaton, Hungary - Ảnh tư liệu

JOE BIDEN GIÚP “VƯƠNG MIỆN THÁNH” CỦA HUNGARY ĐƯỢC HỒI HƯƠNG

     06/01/2021 09:11:00 PM  

(NCTG) “Vương miện Thiêng liêng” (Szent Korona), vật “quốc bảo” của Hungary đã được “hồi hương” cách đây tròn 43 năm, vào ngày 6-1-1978, với sự hỗ trợ của Thượng nghị sĩ (TNS) Joe Biden, người giờ trở thành Tổng thống đắc cử của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, theo bản tin của báo chí Hung.

Đấu tranh cho quyền bầu cử của phụ nữ tại Hungary - Ảnh tư liệu

17-11-1919: PHỤ NỮ VÀ QUYỀN BẦU CỬ TẠI HUNGARY

     18/11/2020 12:53:00 AM  

(NCTG) 17-11 trong lịch sử Hungary không chỉ đáng nhớ vì là sinh nhật của Budapest - vào ngày này năm 1873, Buda, Pest, Óbuda và đảo Margit được hợp nhất thành thủ đô của Vương quốc Hungary -, mà còn được nhắc đến bởi một sự kiện trọng đại: năm 1919, 17-11 ghi nhận sự ra đời của một điều luật cho phép một bộ phận phụ nữ được thực hiện quyền chính trị, thông qua quyền bỏ phiếu.

Khải hoàn môn TP. Vác (Hungary)

KHẢI HOÀN MÔN DUY NHẤT CỦA HUNGARY

     05/10/2020 12:53:00 AM  

(NCTG) Đầu năm 1764, tại một phiên họp Quốc hội Vương quốc Hungary tại TP. Pozsony (nay là Bratislava, Slovakia), Nữ hoàng Áo - Hung Maria Theresia đã được mời sang thăm Vác, một đô thị của Hung khi đó đang trên đà phát triển, với những tòa nhà, đường sá, quảng trường... được xây dựng san sát tại trung tâm thành phố theo trường phái Baroque.

András Đệ tam khi đăng quang với những biểu tượng quyền lực (năm 1290)

VỊ VUA CUỐI CÙNG CỦA TRIỀU ĐẠI ÁRPÁD (Phần cuối)

     22/09/2020 12:38:00 PM  

(NCTG) Cho dù có thực sự là dòng dõi của Arpád hay không, trong hơn 10 năm trị vì Vương quốc Hungary, András Đệ tam đã tỏ ra xứng đáng với “Vương miện Thiêng liêng” (Szent Korona) và không phải lỗi của ông mà tới cuối đời, ông mới tìm được cách vượt qua khủng hoảng.

András Đệ tam trong một buổi thiết triều

VỊ VUA CUỐI CÙNG CỦA TRIỀU ĐẠI ÁRPÁD (Phần 3)

     21/09/2020 05:36:00 PM  

(NCTG) Vua László Đệ tứ không có con, nên khi ông bị 3 quý tộc người Kun (Cuman) ám sát khi đang ngủ trong lều trại, sử Hung than rằng “họ nhà nội của các vị vua thiêng liêng Hungary đã tuyệt tự”. Do đó, András Đệ tam dù được lên kế nghiệp, vẫn bị coi là vị vua “có vấn đề” về mặt nguồn gốc xuất xứ.

András Đệ tam với thanh quyền trượng và trái cầu quyền lực, các biểu trưng khi đăng quang

VỊ VUA CUỐI CÙNG CỦA TRIỀU ĐẠI ÁRPÁD (Phần 2)

     20/09/2020 04:20:00 PM  

(NCTG) Hoàng tử István chào đời khi người được coi là cha của ông, vua András Đệ nhị đã gần 60 tuổi, nên bị người đời “tình nghi”, coi ông là con của một đại quý tộc đương thời của Hungary, và “nghi án” này cũng bị các con trai lớn của András Đệ nhị - 2 hoàng tử Béla (sau này là vua Béla Đệ tứ) và Kálmán - chia sẻ.

András Đệ tam trong lễ đăng quang ngày 23-7-1290

VỊ VUA CUỐI CÙNG CỦA TRIỀU ĐẠI ÁRPÁD (Phần 1)

     19/09/2020 12:15:00 PM  

(NCTG) András Đệ tam (1265-1301) được biết đến như vị vua cuối cùng của triều đại Árpád (Árpád-ház), và cái chết của ông vào ngày 14-1-1301 đồng nghĩa với việc triều đại đầu tiên trong lịch sử quân chủ Vương quốc Hungary - khởi đầu bằng sự đăng quang của vị vua lập quốc Szent István vào mùa Giáng sinh năm 1000 - đã chấm dứt.

Trận chiến ngày 10-8-955 tại TP. Augsburg (tranh thế kỷ 19)

HUYỀN THOẠI VỀ “NGƯỜI HUNG TANG TÓC”

     11/09/2020 01:44:00 AM  

(NCTG) Trận kịch chiến ở ngoại ô TP. Augsburg (Đức) năm 955 giữa 10-25 ngàn chiến binh tinh nhuệ thuộc các bộ lạc Hungary và liên quân Đức với chừng 4-8 ngàn kỵ binh mặc thiết giáp, đã mang lại thất bại thảm hại cho phía Hung, theo các bài học lịch sử “nhập môn” cho học sinh phổ thông.

Đại thủ lĩnh Arpád thống lĩnh các bộ lạc Hungary chiếm vùng lòng chảo Kárpát - Tranh in thạch bản: Vinzenz Katzler (thế kỷ 19)

SỰ TÍCH BẠCH MÃ VÀ “QUÁI CHIÊU” CỦA NGƯỜI HUNGARY

     06/09/2020 02:17:00 AM  

(NCTG) Chinh phục đất nước theo nghĩa tổng quát là một quá trình mà một dân tộc chiếm làm sở hữu một mảnh đất với mục đích biến nó thành quê hương mới của mình. Trong lịch sử Hungary, sự kiện này khởi đầu năm 895, khi các bộ lạc Hung ồ ạt “đổ bộ” và chiếm vùng lòng chảo Kárpát (Carpathian).


Các tin khác