(NCTG) Là một nhà cách mạng, mẹ của 5 đứa con, người đồng chí và người tình của Lenin, cái tên Inessa Armand thực ra mới chỉ được biết đến rộng rãi hơn từ sau biến cố dân chủ 1990 ở Nga và Đông Âu - cho dù một thời, bà đã từng là người đàn bà có quyền lực nhất nhì nước Nga.
(NCTG) Không phải ai cũng biết rằng, từ năm 2000, hàng năm, Hungary có hai ngày lễ tưởng nhớ các nạn nhân của những thể chế độc tài thế kỷ XX: ngày 25-2 (độc tài cộng sản) và 16-4 (độc tài phát-xít, holocaust). Hai ngày lễ ấy, được tổ chức tại tất cả các trường Trung học trên toàn quốc, nhằm mục đích để học sinh, giới trẻ và các thế hệ ngày nay không bao giờ quên quá khứ lịch sử.
(NCTG) “Thê tử không màng, dựng một Kỳ đài cho thế kỷ! - Nhân văn là thế, khơi ngàn Ước vọng để mai sau!”.
LTS: Nếu như đối với các quốc gia phương Tây, “tinh thần pháp luật” (De l’esprit des lois, tên một tác phẩm lớn của Montesquieu - Mạnh Đức Tư Cựu) là một khái niệm hết sức gần gũi và được tôn trọng từ nhiều thế kỷ nay, thì tại các nước châu Á, “truyền thống” gia trưởng, độc đoán, các thói quen tùy tiện kiểu “phép vua thua lệ làng”, lề lối suy nghĩ đặc thù của xã hội tiểu nông… đã khiến “thượng tôn pháp luật” cho đến nay vẫn là cái đích để “phấn đấu” của nhiều xã hội “chậm tiến”.
(NCTG) Cách đây tròn 3 thập niên, ngày 6-1-1977, tại Praha (thủ đô Tiệp Khắc cũ), đã ra đời bản tuyên bố mang tên Charta 77 (Hiến chương 77), đòi hỏi dân quyền và quyền chính trị cho cư dân xứ này.
(NCTG) Ngày 5-12 này, các cử tri Hungary lại một lần nữa tham gia một cuộc trưng cầu dân ý (lần thứ 5 kể từ khi nước Hung bước sang con đường dân chủ và đa nguyên).
(NCTG) "Máu của người Hung quá ư quý báu đối với Châu Âu và đối với tự do, khiến chúng ta phải tiết kiệm nó từng giọt."
(NCTG) Ngày 15-5-1955, chữ ký của Ngoại trưởng Xô-viết Molotov trên văn bản Hiệp định Quốc gia Liên Xô - Áo còn chưa ráo mực thì người đứng đầu giới ngoại giao của điện Kremlin đã vội vã rời thành Vienna đến Warszawa, thủ đô Ba Lan, để phê chuẩn một hiệp ước sát nhập các nước Đông Âu đang bị Hồng quân chiếm đóng vào một khối quân sự duy nhất.
(NCTG) 65 năm trước, vào một ngày giữa hè 1941, phát-xít Đức đã ồ ạt tấn công Liên Xô, đẩy cuộc Thế chiến khởi đầu từ năm 1939 vào một giai đoạn quyết liệt chưa từng có.
(NCTG) "Không lời lẽ nào có thể diễn tả sự nhục nhã và tàn phá này của nhân loại!" (nhận định về Auschwitz - Birkenau)
(NCTG) Bốn mươi tám năm đã trôi qua kể từ ngày Nagy Imre, thủ tướng Hung, bị kết án tử hình trong một phiên tòa ngụy tạo do Moscow dàn dựng. Những người được chứng kiến ngày hôm ấy, còn nhớ vị thủ tướng đeo cặp kính cận, dáng vẻ buồn bã, ưu tư, ngoại hình có phần giống một trí thức phương Tây hơn là một người Hung điển hình. Hai khuỷu tay ông bị cột vào đùi, người ta phủ lên đầu ông một cái rọ để ông không thể mở miệng và không thể cử động được phần vai. Rồi, Nagy Imre bị đưa đến trước giá treo cổ.
(NCTG) Những dự cảm đầu tiên, rõ rệt và cụ thể, về một cuộc nổi dậy, đã diễn ra vào ngày mùng 6-10-1956 tại Budapest, đúng vào ngày kỷ niệm các liệt sĩ của cuộc cách mạng dân chủ Hung 1848.
(NCTG) "Tự thuở khai thiên lập địa đến nay, chưa hề có một giờ khắc nào lại chứng tỏ rõ ràng hơn năm 1956, rằng ước vọng tự do của con người là vĩnh cửu và bất diệt, cho dù nó phải đứng trước một kẻ thù mạnh hơn gấp bao nhiêu lần đi nữa..."
(NCTG) Khi hồi tưởng lại 67 năm ngày mở đầu Thế chiến thứ hai, một cuộc chiến khủng khiếp khiến nhân loại còn kinh hoàng mỗi khi nhớ lại, các sử gia thường cho rằng cuộc chiến ấy mở đầu với sự kiện phát-xít Đức xâm chiếm Ba Lan.
(NCTG) Trung tuần tháng Tám vừa rồi, toàn nước Đức đã tổ chức những buổi lễ kỷ niệm động lòng về một sự kiện lịch sử bi thảm và thương đau của dân tộc Đức thế kỷ XX: 45 năm trước, chỉ trong một đêm, 13-8-1961, một bức tường ô nhục chia cắt Đông và Tây nước Đức, đồng thời, chia cắt "ngôi nhà chung" Châu Âu với những giá trị văn hóa, lịch sử tương đồng, đã được dựng lên ngay giữa đô thành Berlin!
(NCTG) Cách đây hơn 4 năm, chính giới Hung ráo riết chuẩn bị cho các cuộc bầu cử Quốc hội, được tổ chức vào tháng Tư. Tuy nhiên, ngoài những đụng độ nảy lửa giữa các đảng phái chính trị, công luận Hung rất để tâm đến sự xuất hiện của Nhà Khủng bố (tiếng Hung gọi là “A Terror Háza”), một viện bảo tàng về các thể chế độc tài, được khai mạc ở trung tâm thủ đô Budapest vào 24-2-2002, đúng vào Ngày tưởng niệm các nạn nhân của độc tài cộng sản ở Hung.
(NCTG) “Câu chuyện về Zoya, bất kể đúng hay sai, có tác động giống như những huyền thoại, những sự tích các vị thánh tử vì đạo: thôi thúc người dân “noi gương” cô gái, khiến hàng vạn, hàng triệu con người Xô-viết sẵn sàng hy sinh đời kình mà không cần suy tính, “vì Tổ quốc, vì Stalin”, như một khẩu hiệu mà họ thường hô khi lâm trận”.
(NCTG) Có thể nói "Báo cáo mật" của Khrushchev đã tạo nên một cú hích, một động lực mang tính quyết định, đẩy mạnh những quá trình dân chủ hóa - đã diễn ra từ sau cái chết của Stalin năm 1953 và đặc biệt mạnh mẽ từ mùa hè năm 1955 - trong nội bộ Đảng Cộng sản Hungary, cũng như trong xã hội Hung, để dẫn tới cuộc cách mạng Hung vào tháng 10-1956.
(NCTG) Nửa thế kỷ trước đây, đúng vào ngày này, Khrushchev đã có một bài phát biểu có tầm quan trọng lịch sử, vạch trần nhũng tội ác của Stalin. Nhân dịp này, ái nữ và cháu của ông đã trả lời phỏng vấn - họ nhớ lại sự kiện trên với sự hoài nhớ.
(NCTG) Một ngàn một trăm mười năm (1.110) tồn tại giữa lòng châu Âu, xứ sở Hungary - ngay từ khi mới lập quốc - đã thường xuyên trải qua những cuộc chiến chinh đẫm máu và khốc liệt.