Che Guevara (1928-1967), thần tượng của nhiều thế hệ, biểu tượng của tự do và lòng quả cảm
Trên đây là một đoạn trong bản tường trình của trung sĩ Mario Terán (người Bolivia) lên bộ trưởng Nội vụ Antonio Arguedas, về những giây phút cuối cùng của nhà cách mạng Ernesto Che Guevara, thần tượng của nhiều thế hệ thanh niên thế giới. Vào cái ngày định mệnh ấy (9-10-1967), một huyền thoại của thế kỷ XX đã qua đời. Và ước mơ của ông - gây dựng một căn cứ du kích tại Bilivia để phát triển ra cả châu lục - cũng phá sản.
Nhà văn Argentina Pacho O'Donnell, trong Lời nói đầu cuốn sách "Che, vì một thế giới tốt đẹp hơn" vừa ấn hành mới đây, đã nhắc lại những gì đã xảy ra trong ngày hôm đó tại La Higuera, một làng nhỏ ở Bolivia. Tháng Bảy vừa qua, cuốn sách đã đồng thời được ra mắt ở Tây Ban Nha, Argentina và Mexico. Những tư liệu phỏng vấn để viết thành sách, sẽ được tập trung thành một bộ phim tài liệu.
Dường như người ta đã viết tất cả về người anh hùng Ernesto Che Guevara. Nhưng O'Donnell thì không nghĩ như thế. Trong một năm rưỡi, ông đã đi khắp Argentina, Mexico, Cuba, Bolivia và Pháp, tìm tòi các nguồn tư liệu mới, nhân chứng mới. Ông đã tìm thấy Rosario Lopez, người từng trông coi cậu bé Ernesto ở vùng Alta Gracia, và nhà văn cũng mò ra trung sĩ Terán (người hạ thủ Che) ở Santa Cruz, nhưng ông này không chịu trả lời phỏng vấn.
- Viết cuốn sách ấy thật vất vả, nhưng tôi đã không hoài công - O'Donnell nói với tờ "El País" (Madrid, Tây Ban Nha). - Tôi nghĩ rằng nó tiếp cận Che theo một khía cạnh khác với các cuốn tiểu sử từ trước đến nay, những cuốn mà tôi có thể nói rằng được viết theo cái nhìn của Cuba. Trong các cuốn này, 8 năm mà Che có mặt trong chính phủ Cuba ở Sierra Maestra đã được coi trọng hơn 31 năm còn lại.
Tác giả cuốn "Che, vì một thế giới tốt đẹp hơn" khẳng định rằng trong quyển mới này, mọi năm tháng của Che - từ khi sinh ra đến khi mất - đều được coi trọng như nhau: từ những cuộc thám hiểm, đi lại mạo hiểm, đến sự thay đổi thành một nhà cách mạng, rồi những năm ở Mexico, Cuba, Congo và Bolivia.
Hình tượng Che trên những tấm bích chương đương đại
Pacho O'Donnell quyết định viết cuốn sách, một phần cũng vì cội rễ và vị thế xã hội của ông giống như của Guevara: "Tôi cũng là người Argentina, cũng là một bác sĩ không mấy yêu nghề, cũng bị hen suyễn, cũng thuộc về giai tầng xã hội như ông. Chúng tôi đều thuộc một nhánh nghèo khó của một gia đình giàu có và tất cả những điều này đã khiến tôi ngầm đặt câu hỏi: cùng một hoàn cảnh, tại sao Che lại trở thành một biểu tượng tầm cỡ thế giới?"
Đỉnh cao của cuốn sách là trường đoạn tả về 24 giờ cuối cùng của Che Guevara, từ khi bị bắt đến lúc ông bị giết. Nhà văn O'Donnel cho biết: "Tôi có một bộ phim, một tư liệu vô cùng quý báu, trong đó cựu nhân viên CIA Félix Rodriguez kể rằng ông ta đã hạ lệnh cho trung sĩ Terán hãy nhằm bắn phần dưới bụng của Che. Họ muốn minh họa cho một "thuyết chính thống" mà chính phủ Bolivia cùng tòa đại sứ Hoa Kỳ muốn công bố, theo đó Che thiệt mạng cho bị thương trong chiến đấu và mất quá nhiều máu. Tuy nhiên, hạ sĩ Terán đã quá bối rối, ông ta không hiểu mệnh lệnh trên, đã xả súng và bắn trúng tim Che".
Bằng cuốn sách mới này, nhà văn Pacho O'Donnell muốn giành lại bản sắc dân tộc Argentina cho người anh hùng của ông: "Argentina không hề giành riêng Guevara về cho mình và đây là một sự bất công lớn. Trong khi Cuba giữ thi thể Che, Ngân hàng Quốc gia Bolivia giữ cuốn nhật ký của ông, thì Argentina không có gì của ông cả. Cuốn sách của tôi, chí ít, cũng mang lại hồi ức về ông".
Dù sao đi nữa, từ dạo ấy, Rosario cũng đã tưởng nhớ về người con huyền thoại của mình: Ernesto Che Guevara trở thành Công dân danh dự của thành phố. Năm nay, nếu còn sống, Che cũng mới chỉ 75 tuổi...
(*) "Che đã được yên vị bên ngai của Đức Chúa Trời, Thượng Đế là người đánh giá công trạng của ông ấy. Tôi tin rằng ông đã phục vụ cho những người nghèo khó" (lời của Đức Giáo hoàng John Paul Đệ nhị).
H.Linh, theo báo Hung
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn