(NCTG) Simcha Rotem, thành viên cuối cùng còn sống sót của cuộc khởi nghĩa Do Thái ở Warszawa thời Đệ nhị Thế chiến đã qua đời hôm 22-12-2018 tại Jerusalem, hưởng thọ 94 tuổi, theo các nguồn tin từ Israel.
(NCTG) “Nếu muốn phục vụ ai đó, thì tôi muốn phục vụ những người không có kẻ hầu người hạ: những người không được ai bảo vệ” (Göncz Árpád, tháng 8-1990).
(NCTG) “Trong dịp này, một lần nữa, học sinh trong nhà trường Hungary sẽ được ôn lại về cha ông của các em, những con người “chết tự do không chịu sống tôi đòi - không yên nghỉ khi tự do chưa có”, niềm tự hào của một dân tộc đã phải chịu quá nhiều đau thương, bất hạnh, đã bị trừng phạt bao lần “vì những tội lỗi - trong cả quá khứ lẫn tương lai”...”.
Tròn nửa thế kỷ trước, vào rạng sáng 21-8-1968, chiến xa của liên quân 5 nước CS thuộc khối Hiệp ước Warszawa ồ ạt tấn công Tiệp Khắc để đè bẹp quá trình cải cách trên bình diện chính trị và kinh tế của đất nước này trong biến cố về sau được lịch sử lưu danh với tên gọi “Mùa xuân Praha”.
(NCTG) Ảnh chân dung nổi tiếng hàng đầu lịch sử: Winston Churchill, 30-12-1941, sau bài phát biểu đáng nhớ “Some chicken. Some neck.” tại Quốc hội Canada.
(NCTG) “Sau nhiều sai lầm và dao động, lưỡng lự và hạn chế thời gian đầu, Nagy Imre đã vượt khỏi rào cản của một cán bộ đảng, một viên chức tận tụy - một con ốc trong cỗ máy lớn -, để trở thành một nhà ái quốc, một trí thức lớn...”.
Ngày 16-6 năm nay, Hungary kỷ niệm 60 năm ngày qua đời của Nagy Imre, vị thủ tướng của nước này trong cuộc cách mạng mùa thu 1956, được coi là một nhân vật anh hùng, nhưng cũng đầy bi thảm và có nhiều mâu thuẫn nhất của lịch sử Hungary thế kỷ thứ 20.
Hiếm ai, đặc biệt là người Âu có thể gọi “Lãnh tụ Vĩ đại” Kim Nhật Thành - người “khai quốc” cho sự cai trị vĩnh viễn của dòng họ nhà Kim tại Bắc Hàn - là “bạn”. Ấy mà, một phụ nữ bình thường người Hungary lại có thể làm điều đó, trong một cuốn sách mới phát hành của bà vào cuối năm ngoái.
(NCTG) Ngày 3-3-1918, chính phủ Bolsheviks do Lenin đứng đầu của nước Nga-Xô-viết đã ký Hiệp ước hòa bình Brest-Livovsk với phe Liên Minh (Đức, Áo-Hung, Bulgaria và Ottoman). Tác giả Hoàng Đàm từ Ukraine nhắc lại một số sự kiện lịch sử cách đây tròn một thế kỷ.
(NCTG) Đó là trường hợp của Oskar Gröning, được coi là một trong những kẻ thủ ác cuối cùng của Trại tử thần Auschwitz, người được gọi bằng cái tên “kế toán của Auschwitz” và phải chịu trách nhiệm về sự đồng lõa trong việc giết hại tối thiểu 300 ngàn người Do Thái Hung.
(NCTG) Có lẽ ít người còn nhớ, hôm nay, 30-12-2017, là ngày kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Liên bang Xô-viết (CCCP - USSR) 1922-1991 (RIP).
Vào những ngày này đúng 28 năm trước, cuộc Cách mạng Nhung đang ở đỉnh điểm tại Liên bang Tiệp Khắc, với những biến cố chóng mặt và bất ngờ không ai tính trước nổi: ngày 27-11, tổng đình công diễn ra trên toàn quốc chứng tỏ thể chế cộng sản không còn chút chỗ dựa nào trorng mọi giai tầng xã hội, để đến ngày 28-11, thế độc tôn chính trị của Đảng Cộng sản xứ này sụp đổ sau hơn 40 năm.
(NCTG) Tròn 130 năm trước đây, vào ngày 28-11-1887, tuyến tàu điện đầu tiên của Hungary được khởi động tại Đại lộ Vòng cung lớn (Budapest). Vì đường dây điện được “giấu” trong đường ray nên cư dân không hiểu nổi tàu làm sao chạy được.
(NCTG) Lần đầu tiên trong lịch sử Liên bang Nga, có một serie phim được công chiếu về Leon Trotsky, người lãnh đạo trong thực tế hai cuộc cách mạng Nga (1905 và tháng 10-1917), đồng thời, cũng là địch thủ không đội trời chung về sau này của nhà độc tài Stalin.
(NCTG) Sáu năm sau khi cuộc cách mạng 1956 bị đè bẹp, một học sinh trung học đã tìm thấy một lá thư cầu cứu được cho vào chai và thả dưới dòng Tisza với những lời bi thảm: “Bút tôi hết mực rồi! Cứu chúng tôi với! Tôi viết bằng máu!”.
“Trong tiếng chuông nguyện cầu, thành phố hoang vu không một bóng người; trên đường phố, chỉ có tiếng xe tăng của quân chiếm đóng gào rú, làm tan bầu không khí yên lặng. Một cảnh tượng kinh ngạc và bi thảm kéo dài 1 giờ đồng hồ ngày 23-11 tại thủ đô câm lặng”.
(NCTG) “Tường Berlin: Quá khứ và hiện tại” là cái tên NCTG tạm đặt cho một “hồ sơ” của mình, bao gồm những bài viết có liên quan đến bức tường Berlin và một số vấn đề của nước Đức. Đây là một phần của những bài viết đã đăng trên NCTG, mà nội dung xoay quanh “Die Mauer”, một biểu tượng của sự chia cắt và hàn gắn của Châu Âu thống nhất.
Tròn 150 năm trước, ở vùng đất được coi là trái tim của Châu Âu, đã ra đời một liên minh mới, đáng nể với 51 triệu cư dân và 621 ngàn cây số vuông, lớn thứ hai Châu Âu sau Nga về diện tích (tức là hơn cả Pháp và Đức cộng lại), đứng thứ ba Châu Âu, chỉ sau Nga và Đức, và vượt Anh Quốc về dân số.
(NCTG) Oskar Gröning, một trong những kẻ thủ ác tại trại tập trung và hủy diệt Auschwitz, mặc dù đã 96 tuổi, những vẫn phải ngồi tù sau khi cơ quan công tố Đức xác nhận rằng trạng thái sức khỏe của ông ta cho phép điều đó.
Một trăm bốn mươi năm nay, sừng sững bên Đại lộ Vòng cung Lớn, trung tâm Budapest, là Ga Tây (Nyugati), một kiệt tác kiến trúc và xây dựng không chỉ của Hungary, mà còn mang tính đại diện và biểu tượng cho cả khu vực Trung Âu thế kỷ 19. Với diện tích 6.150 m2, đó là nhà ga xe lửa quốc tế lớn nhất của Đế chế Áo - Hung vào thời điểm lúc bấy giờ, và nếu điểm qua đội ngũ kiến trúc sư đã tạo dựng ra nó, có thể nói không quá rằng, đây là nơi hội tụ của những anh tài.