SƯ TỬ GẦM NƯỚC ANH

Thứ ba - 31/07/2018 01:42

(NCTG) Ảnh chân dung nổi tiếng hàng đầu lịch sử: Winston Churchill, 30-12-1941, sau bài phát biểu đáng nhớ “Some chicken. Some neck.” tại Quốc hội Canada.

Tấm ảnh nổi tiếng chụp Winston Churchill của nhiếp ảnh gia Yousuf Karsh

Tấm ảnh nổi tiếng chụp Winston Churchill của nhiếp ảnh gia Yousuf Karsh

Người chụp là Yousuf Karsh, được chính Thủ tướng Canada Mackenzie King lựa chọn. Vì không được King báo trước nên Churchill chỉ miễn cưỡng sang phòng chụp ảnh, “năm phút”. Ông đang phấn chấn bởi bài diễn thuyết thành công, lại thêm vui vẻ nhờ mấy hớp Johnnie Walker Red Label, miệng ngậm xì gà. Rõ là không đúng vẻ “sư tử gầm” Tây phương, lại đã có quá nhiều chân dung Churchill-xì-gà, Karsh giật phắt điếu xì gà khỏi miệng ông. “Lúc tôi quay lại với máy ảnh, ông ấy nhìn như thể muốn ăn tươi nuốt sống tôi vậy”.

Khoảng khắc ấy, bức ảnh danh tiếng ra đời, định nghĩa cuộc đời nhân vật lẫn người chụp. Hiện bức ảnh vẫn được trưng bày ở Nghị viện Canada, và hiện diện trên đồng £5, tờ tiền phổ biến nhất Anh quốc, trong series mới nhất (2016).

7-12-1941, Nhật tấn công Trân Châu Cảng, hôm sau, Roosevelt đọc diễn văn “ngày ô nhục” trước Quốc hội Mỹ, còn Churchill quyết định mạo hiểm (khi đại dương ngập tàu ngầm U-boat của Đức) đến Bắc Mỹ để củng cố tinh thần đồng minh, “cùng xem xét lại toàn bộ kế hoạch chiến tranh dưới ánh sáng thực tế và những sự kiện mới”. Ông rời London và bốn ngày sau bắt đầu hành trình 10 ngày vượt Đại Tây Dương bằng tàu chiến từ Scotland ở xa phía bắc (chuyến về thì được thực hiện bởi Không lực Hoàng gia).

Hai tiếng trước khi ông đến Washington, Roosevelt gọi điện cho King. King bắt chuyến xe lửa xuyên đêm sau đêm Giáng sinh để đến Washington ngày 26, kịp dự buổi phát biểu của Churchill trước Quốc hội Mỹ, hai ngày sau, họ đáp cùng chuyến tàu về lại Ottawa. Ban đầu King dự định tiến hành buổi nói chuyện ở khách sạn danh tiếng Château Laurier, nhưng Churchill muốn tiến hành ở Quốc hội để có ảnh hưởng hơn và lời ông nói được truyền đi toàn cầu.

Bài phát biểu dài 22 trang trong 37 phút thường xuyên bị ngắt quãng bởi những tràng pháo tay hoan nghênh. “Some chicken. Some neck.” (!) là câu trả lời cho bình luận của Thống chế Petain, kẻ sẽ sớm thành quốc trưởng của chính phủ bù nhìn Pháp, “trong ba tuần nước Anh sẽ bị vặn cổ như một con gà”. Churchill là một nhà hùng biện xuất chúng và điều này đóng vai trò quan trọng trong việc giữ vững tinh thần người Anh và khiến họ tự tin rằng mình có thể chống chọi lại bất cứ điều gì.

Yousuf Karsh gốc Armenia, chạy thoát khỏi cuộc diệt chủng của người Thổ đến Canada ở tuổi 15, và sớm được biết sau đó mươi năm. Sau bức ảnh lịch sử này, danh tiếng của Karsh từ tầm địa phương vươn ra thế giới, mang đến cơ hội cho ông chụp hàng loạt ảnh chân dung xuất sắc khác, từ nữ hoàng Anh đến các tổng thống Mỹ đến Luther King, đến cả lãnh tụ Liên Xô Khrushchev hay Fidel, từ Hemingway đến Bernard Shaw, từ Einstein đến Helen Keller, từ Picasso đến Warhol, từ Ingrid Bergman đến Audrey Hepburn.

Ở tuổi 84, 1993, bức ảnh cuối cùng trước khi nghỉ hưu của ông chụp tân tổng thống Mỹ cũng đặc biệt khi khắc họa tốt phong thái bà phu nhân quyền lực.
 
George Bernard Shaw (1943)
George Bernard Shaw (1943)

Charles de Gaulle (1944)
Charles de Gaulle (1944)
 
Dwight Eisenhower (1946)
Dwight Eisenhower (1946)
 
Ingrid Bergman (1946)
Ingrid Bergman (1946)
 
Albert Einstein (1948)
Albert Einstein (1948)
 
Helen Keller và Polly Thompson (1948)
Helen Keller và Polly Thompson (1948)
 
Nữ hoàng Elizabeth (1951, ngay trước khi lên ngôi)
Nữ hoàng Elizabeth (1951, ngay trước khi lên ngôi)
 
Pablo Picasso (1954)
Pablo Picasso (1954)
 
Georgia O'Keeffe (1956)
Georgia O'Keeffe (1956)
 
John & Jackie Kennedy
John & Jackie Kennedy
 
Audrey Hepburn (1956)
Audrey Hepburn (1956)
 
Ernest Hemingway (1957)
Ernest Hemingway (1957)
 
Brigitte Bardot (1958)
Brigitte Bardot (1958)
 
Carl Jung (1958)
Carl Jung (1958)
 
Nikita Khrushev mặc áo choàng lông
Nikita Khrushev mặc áo choàng lông
 
Fidel Castro
Fidel Castro
 
Martin Luther King (1962)
Martin Luther King (1962)
 
Andy Warhol (1979)
Andy Warhol (1979)
 
Joan Miro
Joan Miro
 
Ronald Reagan (1982)
Ronald Reagan (1982)
 
Mẹ Teresa (1988)
Mẹ Teresa (1988)
 
Bill & Hillary Clinton (1993)
Bill & Hillary Clinton (1993)
 
Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô Đệ nhị
Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô Đệ nhị

Phan Lặng Yên


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn