TẦM QUAN TRỌNG CỦA SỰ “MỞ MIỆNG”

Chủ nhật - 16/12/2007 20:12

(NCTG) “Nếu không bao giờ chịu tố cáo cảnh sát, 50 năm sau họ cũng sẽ vẫn hành hung quý vị như bây giờ” (câu nói của thẩm phán Cserni János trong phiên xử của Tòa án Thủ đô Budapest, xét xử những cảnh sát bị tình nghi là ỷ vào quyền hành, xâm phạm thân thể công dân ở mức độ trầm trọng khi nạn nhân không có khả năng chống cự).

Các lãnh đạo thượng đỉnh ngành Tư pháp Hungary phải từ chức sau bê bối “cảnh sát hãm hiếp lương dân”, khi một thiếu nữ dám “mở miệng” tố cáo cảnh sát (cho đến nay, Tòa án Hung chưa tìm được bằng cứ xác đáng cho thấy hành vi phạm pháp đã diễn ra)

Các lãnh đạo thượng đỉnh ngành Tư pháp Hungary phải từ chức sau bê bối “cảnh sát hãm hiếp lương dân”, khi một thiếu nữ dám “mở miệng” tố cáo cảnh sát (cho đến nay, Tòa án Hung chưa tìm được bằng cứ xác đáng cho thấy hành vi phạm pháp đã diễn ra)

Ông Cserni János đã nhiều lần thất vọng như vậy khi nhiều người bị tạm giữ tại Cảnh sát Quận X, Budapest, có mặt tại phiên tòa trên cương vị nhân chứng, đã khai rằng mặc dù bị đánh đập khi bị bắt giữ, họ đã im lặng, không tố giác cảnh sát.

Câu nói và thái độ của vị thẩm phán, suy rộng ra, có thể hiểu theo vài hướng:

- Nghi can, cho dù đã bị tạm giữ, dĩ nhiên vẫn có quyền được... bảo toàn thân thể và không ai có quyền đánh đập họ,

- Nhưng nếu họ không tự lên tiếng, tự “mở miệng” để bảo vệ mình, thì pháp luật cũng khó bảo vệ được cho họ,

- Người có quyền trong tay, đương nhiên có xu thế ỷ vào “thế” của mình, nếu không có sự đối trọng cần thiết (bị đánh, phải kêu!) từ phía nạn nhân...

Như thế, mới thấy việc nên tự... “mở miệng” cần thiết biết chừng nào, khi bạn gặp hoạn nạn! Chẳng thế mà người Hung mới có câu ngạn ngữ, nội dung đại loại: “Hãy tự cứu mình trước, thì Giời mới cứu đặng!”.

Trần Lê


 
 Từ khóa: mở miệng
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Theo dòng sự kiện

 

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn