(NCTG) Bà Kónyáné Kutrucz Katalin, Phó Giám đốc Kho Thư khố Lịch sử trực thuộc Cơ quan An ninh Quốc gia (CQANQG) Hungary: Cho dù có thể sử dụng những hồ sơ an ninh quốc gia cho các mục đích mờ ám đi nữa, tất cả mọi người đều có quyền được biết về cuộc đời của họ, và mọi dân tộc đều có quyền tìm hiểu lịch sử của chính họ.
(NCTG) Từ trung tuần tháng 11-2006, ở Hung, đã dấy lên một làn sóng người Tzigane (Di-gan) sang Thụy Điển xin tị nạn chính trị. Cụ thể, từ vài thành phố nghèo (Komló, Mohács...) thuộc tỉnh Baranya (miền Nam nước Hung), tính đến nay, đã có hơn 300 người, thường đi theo từng gia đình, sang một thành phố nhỏ ở Thụy Điển là Malmo, và đệ đơn tị nạn chính trị.
(NCTG) Tuần đầu tháng Sáu, một tấm ảnh quý giá của phóng viên Darnay Katalin đã được đăng tải rộng rãi trên báo chí Hung và các diễn đàn Liên mạng. Trong ảnh có cảnh một cảnh sát vũ trang giơ dùi cui hành hung một ký giả chỉ có trong tay chiếc máy ảnh.
"Nước Hung bị đàn áp, bị xích xiềng đã làm tất cả vì tự do và công lý, hơn bất cứ dân tộc nào khác trên thế giới trong vòng 20 năm qua. [...] Chúng ta chỉ có thể chung thủy với nước Hung nếu không bao giờ, không ở nơi đâu, chúng ta không phản bội những gì mà vì nó, các chiến sĩ Hungary đã hy sinh thân mình, và không bao giờ, không ở nơi đâu, cho dù là gián tiếp, chúng ta cũng không hùa theo những kẻ sát nhân".
(NCTG) Lời giới thiệu: Đầu thập niên 50, (Bắc) Việt Nam và Hungary chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao và kể từ đó đến cuối thập niên 90 thế kỷ trước, đã có khá nhiều sách vở, tư liệu tiếng Hung được in về đề tài Việt Nam.
(NCTG) "Giao thừa. Tiếng pháo vang rền liên tục như một tấm thảm âm thanh. Người đi đón xuân ẩn trong làn khói pháo cay mắt mịt mùng. Những tràng pháo hoa màu sắc nở rộ trên Hồ Gươm, trái tim của Hà Nội. Một cảnh tượng không thể nào quên: bóng đền Ngọc Sơn dưới làn nước hồ hòa quyện với những tia pháo hoa dần tan trên mặt nước".
(NCTG) Cộng đồng Hoa kiều tại Hung, ước chừng 20 ngàn người, đã có trường riêng, 7 tờ báo Hoa ngữ, "thư viện" riêng, thậm chí cả quầy mượn băng video riêng. Họ muốn "hội nhập, nhưng không hòa tan".
(NCTG) Chiều muộn ngày thứ Ba tuần qua, trước sự chờ đợi, háo hức và căng thẳng của công luận, rốt cục, trong vòng cuối cùng (vòng ba) của kỳ bầu cử tổng thống 2005, cựu chủ tịch Tòa án Hiến pháp Sólyom László (ứng viên của phe đối lập FIDESZ & MDF) đã vượt chủ tịch Quốc hội Hungary Szili Katalin (ứng viên của đảng cầm quyền MSZP) 3 phiếu bầu và như thế, ông trở thành tổng thống thứ ba của Cộng hòa Hungary dân chủ, sau các vị tiền nhiệm khả kính Göncz Árpád (1990-2000, 2 nhiệm kỳ) và Mádl Ferenc (2000-2005, 1 nhiệm kỳ).
(NCTG) Sau một thời gian dài không đưa ra tuyên bố dứt khoát, cuối tháng Năm, đảng FIDESZ đã chính thức công bố tên ứng viên tổng thống của họ, ông Sólyom László. Ông Sólyom László cũng được MDF, đảng đối lập (nhỏ) thứ hai trong Quốc hội, chấp nhận, và SZDSZ, một trong hai đảng thuộc Liên minh cầm quyền tại Hung, không phản đối.
(NCTG) “Chúng ta biết gì về Việt Nam? Về phần mình, phải nói là hầu như tôi chả biết gì!”, học giả Hungary Szerdahelyi István chia sẻ.
(NCTG) Một cư dân Budapest đã sống cùng tử thi của chính nạn nhân do ông ta sát hại trong nhiều năm. Cuối tháng 9-2004, người ta mới tìm ra xác chết này, trong quá trình dọn dẹp rác rưởi.
(NCTG) Tân thủ tướng Gyurcsány Ferenc sinh ngày 4-4-1961 tại Pápa. Ông đã có vợ và 4 con (Péter 1988; Bálint 1990; Anna 1996; Tamás 1997).
(NCTG) Nhân chuyến thăm chính thức của chủ tịch Trần Đức Lương và phái đoàn cấp cao Việt Nam, nhật báo lớn nhất của Hungary, tờ "Tự do Nhân dân" (số ra ngày 19-5-2004) đã đăng tải bài viết của Dunai Péter, một ký giả kỳ cựu, từng có nhiều năm là phóng viên thường trú tại Việt Nam.
(NCTG) “Mười tám năm năm mới được về nhà, một ngôi nhà đang biến đổi để thích nghi với dòng chảy chung của châu Âu và trên toàn thế giới. Tìm lại mình và tìm lại nhau, dù biết rằng không thể tắm hai lần trên một dòng sông... Ai không bùi ngùi? Ai không cảm động? Và ai không tin tưởng?” - bài viết của tác giả Đinh Hoàng Thắng từ Hà Nội.
(NCTG) “Hungary đã đón chờ giây phút gia nhập Liên hiệp Châu Âu từ một ngàn năm nay, khi các bộ lạc Hung bắt đầu đến lập quốc ở mảnh đất ngày nay có tên gọi là Hungary!” (Göncz Árpád)
(NCTG) “Quả thực, nước Hung và người Hung đã bước vào Thời kỳ mới này sau một quá trình chuẩn bị kiên trì và dai dẳng. Còn chúng ta, những người Việt sống trên đất nước này, đã chuẩn bị cho kỷ nguyên mới này ra sao?”.
(NCTG) Trung tuần tháng Chạp 2003, khi cư dân Hung đang tấp nập chuẩn bị cho kỳ Giáng sinh đang đến gần thì chính phủ nước này ít nhiều phải đau đầu với phán qưyết sơ bộ của Tòa án Nhân quyền Châu Âu (có trụ sở đặt tại Strasbourg), phạt Hungary hơn 9 nghìn EUR vì những vi phạm nhân quyền và dân quyền ở xứ này.
(NCTG) Ngày 12-4 sắp tới, mọi cử tri Hung đều có thể dùng lá phiếu của mình để quyết định việc nước Hung có gia nhập Liên hiệp Châu Âu hay không trong một cuộc trưng cầu dân ý (népszavazás, TCDY) mang tầm vóc trọng đại của lịch sử nước Hung. Có thể thấy rằng, trong dịp này, các công dân Hung có khả năng dùng quyền dân chủ trực tiếp của mình để quyết định vận mệnh của đất nước, chứ không thông qua các vị dân biểu như thường lệ.
(NCTG) “Đúng vào cái buổi sáng sinh nhật 60, một ông lão lục tuần như tôi, đã phải thuê một chiếc xe ôtô tải để chở nốt mấy thứ đồ gỗ - vài cái giá sách, bàn viết - sắp xếp căn hộ mới thuê, bắt đầu cuộc sống mới cho cả gia đình ở California” - Giáo sư Berend T. Iván.