Văn hào Aleksandr Solzhenitsyn (1918-2008)
Trả lời phỏng vấn tờ “Nezavisimaya Gazeta”, bà Natalya cho biết bà vừa trao bản rút gọn cho Bộ Giáo dục Nga. Mang tên “ấn bản dùng trong trường học”, bản này sẽ được dùng trong nhà trường và dày bằng khoản một phần năm nguyên bản. Được biết, cả 64 chương trong bản gốc đều được giữ lại, nhưng chỉ tiêu đề là nguyên vẹn, còn nội dung từng chương được người biên tập viết lại.
“
Tôi hy vọng rằng tôi đã giữ được tinh thần của từng dòng chữ và đồng thời, tôi đã không làm phung phí nhiệt huyết, sự giận giữ và niềm đam mê của tác phẩm” – bà Natalya cho hay. Bà cũng cho biết thêm rằng, sinh thời, nhà văn đã chấp thuận để ấn hành bản rút gọn tác phẩm lớn nhất của ông, và đã đề nghị bà thực hiện bản rút gọn này.
Gulag là viết tắt của Tổng cục Lao cải Liên Xô - cơ quan tối cao có nhiệm vụ quản lý hệ thống các trại cải tạo lao động và nhà tù tại Liên bang Xô-viết thời kỳ Stalin -,và cái tên đó đã trở thành một biểu tượng của chế độ độc tài toàn trị Stalinist.
Quần đảo ngục tù Gulag
Năm 1945, Solzhenitsyn bị án tù 8 năm tại các trại cải tạo lao động. Tại Moscow, ngày nay, nhiều người vẫn chỉ ra được ngôi nhà mà nhà văn từng lát sàn trên cương vị một người tù.
Năm 1953, ông được trả tự do và
được thế giới biết đến với đoản thiên tiểu thuyết “Một ngày trong đời của Ivan Denisovich”. Là tác giả của rất nhiều tiểu thuyết, tiểu luận và các công trình nghiên cứu đề tài lịch sử, Solzhenitsyn được trao Giải Nobel Văn chương năm 1970 nhưng trước đó 1 năm, ông đã bị coi là kẻ “
phản động”, “
tuyên truyền chống chính quyền Xô-viết” và bị khai trừ khỏi Hội Nhà văn Liên Xô.
Năm 1974, Solzhenitsyn bị tước quốc tịch Xô-viết và bị trục xuất khỏi Liên Xô vì tác phẩm lớn “Gulag - Quần đảo ngục tù” được ấn hành tại nước ngoài. Sau một thời gian ngắn ở Châu Âu, nhà văn định cư tại Hoa Kỳ cho đến năm 1994, khi ông quyết định hồi hương. (Trước đó, năm 1990, ông được nhận lại quốc tịch Nga và vào thời kỳ cải tổ của Gorbachev, nhiều tác phẩm của ông đã được in tại Liên Xô).
Vài năm trước khi
qua đời vào ngày 4-8-2008, Solzhenitsyn đã được
nhận Giải thưởng Quốc gia và được chính thể của Putin – Medvedev trọng vọng, tuy ông từng có lời cản báo về sự xuống cấp của những giá trị tinh thần, đạo đức của xã hội Nga, và cho rằng
đây không phải là nước Nga mà ông hằng mơ ước.
Hàng ngàn người - trong số đó có chừng 200 nhân vật tên tuổi của đời sống chính trị, xã hội và văn hóa Nga, kể cả thủ tướng Vladimir Putin - đã đến
vĩnh biệt văn hào tại tòa nhà của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, cũng như, đã tiễn đưa “
lương tâm của nước Nga” về nơi an nghỉ cuối cùng tại nghĩa trang của tu viện Donskoi (Moscow).
Một ấn bản tiếng Nga của tác phẩm
Trung tuần tháng 9 vừa qua, bộ trưởng Bộ Giáo dục và Khoa học Nga Andrei Fursenko đã ký quyết định liệt bộ sách “Gulag” vào chương trình giảng dạy trong trường phổ thông. Trước đây, sách mới chỉ được sử dụng trong chương trình giảng dạy của một số trường chuyên, tuy nhiên, kể từ nay, bộ sử thi về những tội ác của thể chế độc tài Stalinist sẽ được dạy trong tất cả các trường phổ thông hệ 11 năm, cùng một tác phẩm nổi tiếng khác của Solzhenitsyn, “Một ngày trong đời của Ivan Denisovich”.
Quyết định kể trên của Bộ Giáo dục và Khoa học Nga đã nhận được sự hưởng ứng của các nhà đấu tranh nhân quyền Nga. Ông Arseny Roginsky, người đứng đầu tổ chức nghiên cứu lịch sử và bảo vệ nhân quyền Momorial cho rằng, việc chính thức giảng dạy và phổ cập tác phẩm lớn về thế giới của những trại lao động cưỡng bức thời Stalin có tác dụng hỗ trợ để xã hội Nga thoát khỏi cái bóng của nhà độc tài này.
Tuy nhiên, trên cương vị một chuyên gia rất quan tâm tới vấn đề Gulag và phục hồi danh dự cho các nạn nhân của thể chế Stalinist, ông Rodinsky cũng bày tỏ sự hồ nghi: không biết đội ngũ giáo viên đã được chuẩn bị ở mức cần thiết để giảng dạy “Gulag” hay chưa.