Thi hào Vörösmarty Mihály, tác giả “Lời hịch”, bản “Quốc ca” thứ hai của Hungary
Đây là một tác phẩm lớn, sáng tác năm 1836 của nhà thơ, nhà văn vĩ đại Vörösmarty Mihály (1800-1855), được coi là một trong những gương mặt lớn nhất của văn học lãng mạn Hungary. Năm 1843, trong khuôn khổ một cuộc thi do Giám đốc Nhà hát Quốc gia Bartay András đề xướng, bài thơ đã được Egressy Béni phổ nhạc.
Trên cương vị một nhạc phẩm, “Lời hịch” được trình diễn lần đầu vào ngày 10-5-1843 tại Nhà hát Quốc gia Hungary và được coi là bản Quốc ca thứ hai của xứ sở này. (Trong một thời gian dài, người Hungary đã tranh luận xem nên chọn bản “Himnusz” của nhà thơ Kölcsey Ferenc được nhạc sĩ Erkel Ferenc phổ nhạc, hay để “Lời hịch” làm Quốc ca.)
Năm 1843, tờ “Tin tức Pest” (Pesti Hírlap) đã gọi “Lời hịch” là “
bài ca của hòa bình và chiến chinh dân tộc”. Kể từ khi ra đời, thi phẩm này đã trở thành một trong những biểu tượng của Nhà nước Hungary. Hiện tại, trong các dịp khai giảng và bế giảng tại trường sở Hungary,
nhạc phẩm “Lời hịch” luôn là bài ca thứ hai được cử lên một cách trang nghiêm, cùng “Quốc ca”.
Xin trân trọng giới thiệu bản dịch “Lời hịch”, vừa được dịch giả Vũ Ngọc Cân hoàn tất và ông đã ưu ái dành cho NCTG đăng tải lần đầu.
*
LỜI HỊCH
Bản dịch của Vũ Ngọc Cân
Người Hung ơi hãy yêu nước trọn đời
Luôn trung thành, không gì lay chuyển được
Nơi sinh anh là mồ chôn khi chết
Đất này liệu lo, vun đắp chở che
Trái đất này dù rộng lớn nhường kia
Không nơi nào cho anh không có
Số phận ra tay độ trì, trừng trị
Anh phải sống đời, phải chết ở đây thôi!
Đất tổ tiên thấm đẫm máu bao đời
Hãy giữ gìn giang sơn gấm vóc
Để có được cái tên Tổ quốc
Thiêng liêng thay phải mất một nghìn năm
Những đội quân Árpád hiên ngang
Xông pha trận tiền hi sinh không hề nản
Những cánh tay Hunyadi dũng cảm
Bẻ gãy xiềng gông, ách nô nệ tan tành
Cờ tự do phần phật bay tung
Chính nơi đây máu thấm màu cờ đỏ
Máu của những tinh hoa những anh hùng xứ sở
Chiến đấu hi sinh cho tổ quốc muôn đời:
Bao tai ương, đè nặng những rủi ro
Những giằng co, những đấu tranh quyết liệt
Dù có khi sức cùng lực kiệt
Vẫn vững vàng một dân tộc như ai!
Cả thế giới - các dân tộc hô to
Khích lệ dân ta vươn lên giải phóng:
“Chịu đựng ngàn năm rồi nay ta quyết đấu
Sống chết gì phải định đoạt một phen!”
Không thể để đổ máu những trái tim
Những bộ ngực trung thành rên xiết
Vỡ tung ra tất cả đều vô ích
Tất cả hy sinh vì Tổ quốc quang vinh
Bao sức lực, bao khối óc lặng thinh
Bao ý chí thiêng liêng dồn nén
Héo mòn đi những tấm lòng trọn vẹn
Lời rủa nguyền nặng trịch cứ đè lên
Phải đến thôi sẽ đến thời đại kia
Thời huy hoàng mọi cái đều tốt đẹp
Lời nguyện cầu siêng năng đau rát
Môi vạn người đồng loạt hát từ lâu
Hãy đến đi thời khắc ấy mau mau
Hay sẽ đến nếu như cần cái chết
Cả đất nước có sá chi tang tóc
Rải khắp muôn nơi máu chảy tràn.
Phần mộ nơi dân ta tiêu tan
Bao nhiêu dân chia buồn tìm đến
Từ đáy mắt triệu người đau đớn
Nước mắt đau thương dàn dụa tuôn rơi
Người Hung ơi hãy yêu nước trọn đời
Luôn trung thành, không gì lay chuyển được
Nơi sinh anh là mồ chôn khi chết
Đất này liệu lo, vun đắp, chở che
Trái đất này dù rộng lớn nhường kia
Không nơi nào cho anh không có
Số phận ra tay độ trì, trừng trị
Anh phải sống đời, phải chết ở đây thôi!
(1836)
*
SZÓZAT
Vörösmarty Mihály
Hazádnak rendületlenűl
Légy híve, oh magyar;
Bölcsőd az s majdan sírod is,
Mely ápol s eltakar.
A nagy világon e kivűl
Nincsen számodra hely;
Áldjon vagy verjen sors keze;
Itt élned, halnod kell.
Ez a föld, melyen annyiszor
Apáid vére folyt;
Ez, melyhez minden szent nevet
Egy ezredév csatolt.
Itt küzdtenek honért a hős
Árpádnak hadai;
Itt törtek össze rabigát
Hunyadnak karjai.
Szabadság! itten hordozák
Véres zászlóidat,
S elhulltanak legjobbjaink
A hosszu harc alatt.
És annyi balszerencse közt,
Oly sok viszály után,
Megfogyva bár, de törve nem,
Él nemzet e hazán.
S népek hazája, nagy világ!
Hozzád bátran kiált:
“Egy ezredévi szenvedés
Kér éltet vagy halált!”
Az nem lehet hogy annyi szív
Hiában onta vért,
S keservben annyi hű kebel
Szakadt meg a honért.
Az nem lehet, hogy ész, erő,
És oly szent akarat
Hiába sorvadozzanak
Egy átoksúly alatt.
Még jőni kell, még jőni fog
Egy jobb kor, mely után
Buzgó imádság epedez
Százezrek ajakán.
Vagy jőni fog, ha jőni kell,
A nagyszerű halál,
Hol a temetkezés fölött
Egy ország vérben áll.
S a sírt, hol nemzet sűlyed el,
Népek veszik körűl,
S az ember millióinak
Szemében gyászköny űl.
Légy híve rendületlenűl
Hazádnak, oh magyar:
Ez éltetőd, s ha elbukál,
Hantjával ez takar.
A nagy világon e kivűl
Nincsen számodra hely;
Áldjon vagy verjen sors keze:
Itt élned, halnod kell.
(1836)