“QUÊ HƯƠNG NẾU AI KHÔNG NHỚ...”

Thứ hai - 24/01/2011 13:46

(NCTG) “Quê hương là chùm khế ngọt - Cho con trèo hái mỗi ngày...”, những vần thơ của Đỗ Trung Quân, được Giáp Văn Thạch phổ nhạc, đã trở thành một ca khúc rất quen biết và được ưa thích trong vòng 20 năm nay.


Nhà thơ Đỗ Trung Quân


Đỗ Trung Quân sinh năm 1955 tại Sài Gòn, là tác giả của nhiều thi phẩm đã được phổ nhạc như “Hương tràm” (1978, Vũ Hoàng phổ nhạc), “Chút tình đầu” (1984, Vũ Hoàng phổ nhạc thành “Phượng hồng”), “Khúc mưa” (1988, Phú Quang phổ nhạc)... Tuy nhiên, nhắc đến Đỗ Trung Quân, có lẽ đa số sẽ nghĩ ngay đến “Bài học đầu cho con”, ra đời năm 1986.

Trong một bài trả lời phỏng vấn, nhà thơ cho biết bài thơ được đăng lần đầu năm 1986 ở báo “Khăn quàng đỏ”, và đây là món quà tặng bé Quỳnh Anh, ái nữ của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, khi đó mới lên 1 tuổi.

Cũng theo Đỗ Trung Quân, trong lần đầu đăng tải, BTV Việt Nga (con của nhà thơ Lê Giang) đã bỏ một vài đoạn và thêm câu cuối cùng “Sẽ không lớn nổi thành người” vào bài và nhạc sĩ Giáp Văn Thạch khi phổ nhạc đã sử dụng bản đó, khiến ca khúc tự nhiên mang sắc thái răn dạy nhuốm màu chính trị, yếu tố làm cho nhiều người xa xứ không bằng lòng và nhà thơ cũng tỏ ra tiếc vì điều đó.


“Quê hương là con diều biếc...” -

Khi đăng lại vào năm 1991 ở trong tập thơ “Cỏ hoa cần gặp”, tác giả đã đưa lại nguyên bản như sau:

BÀI HỌC ĐẦU CHO CON
 
Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều

Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay

Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông

Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè.

Quê hương là vòng tay ấm
Con nằm ngủ giữa đêm mưa
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm

Quê hương là vàng hoa bí
Là hồng tím giậu mồng tơi
Là đỏ đôi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi

Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương có ai không nhớ...


“Ai đi xa cũng nhớ nhiều...” - Ảnh: Lê Anh Tuấn


NCTG xin giới thiệu bản dịch ra tiếng Hungary của Giáp Văn Chung và Kim Ngân:

ELSŐ LECKE GYERMEKEMNEK

Anyu, mit jelent a szülőföld?
Amit szeretni kell, a tanítónő szerint
S ha távol vagyunk,
Hiányzik nagyon.

A szülőföld lehet egy karambola fa
Amire nap, mint nap fölmászhatsz egy füzér édes gyümölcsért,
Lehet repdeső pillangókkal tarkított ösvény,
Amelyen az iskolából hazatérsz.

A szülőföld lehet egy papírsárkány
Amit gyerekként elengedsz a rét fölött,
Lehet egy kis csónak,
Mely a folyó vízét szeli át csendesen,

Lehet a szülőföld egy kis bambuszhíd,
Melyen anya szalmakalapban hazatér,
Lehet mezei virág illata,
Mely bearanyozza nyáréji álmodat,

Lehet anya gondoskodó karja,
Melyben elalszol egy esős éjszakán,
Lehet egy holdvilágos est,
Mikor a ház lépcsőit bételdió virága festi meg ,

Lehet a szülőföld sárga tökvirág,
Vagy lilás-rózsaszín szirmú malabárspenót ,
Akár két vörös rózsamályva sor,
Vagy hófehér lótuszvirág virítása is,

Csak egy szülőföldje van az embernek,
Amint anyja is csak egy van mindenkinek,
És ez az egy örök és feledhetetlen…

NCTG


 

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn