14:50 15/03/2021
(NCTG) Vài trăm người đã tụ tập lúc 11h sáng hôm nay, 15-3-2021 tại cuộc biểu tình do “Phong trào Tổ quốc Chúng ta” tổ chức ở Quảng trường Vigadó để phản đối việc các biện pháp đóng cửa phòng dịch của chính quyền, trong bối cảnh Hungary ghi nhận 7.706 ca nhiễm mới và 131 ca tử vong trong 24h bởi dịch Covid-19.
09:04 15/03/2021
(NCTG) Chưa bao giờ trong lịch sử nền Đệ tam Cộng hòa Hungary (từ 23-10-1989 tới giờ), nước này trải qua 2 năm liền mà Đại lễ 15-3 không được kỷ niệm vì dịch bệnh lan tràn. Dầu sao đi nữa, trong lòng, người dân nước này vẫn nhớ về cuộc cách mạng và cuộc chiến tự do cách đây 173 năm.
02:46 15/03/2020
(NCTG) “Không một người Hung nào khi nghe bài thơ này lại không có tâm trạng muốn lao ngay ra trận, với cảm xúc hết sức thiêng liêng về dân tộc và đất nước của mình”.
14:55 15/05/2019
(NCTG) “Thả bộ trong khu phố cổ Bratialava tọa lạc tại trung tâm lịch sử của thành phố, bên dưới Lâu đài Pozsony, chúng ta sẽ thấy, trên đỉnh cao chót vót của Nhà thờ lớn, không phải hình tượng cây thánh giá như thường thấy, mà chính là một hình ảnh rất quen thuộc và thiêng liêng đối với người dân Hungary: bản sao của Vương miện Thần thánh của Hung”.
19:11 14/03/2019
(NCTG) “Đêm trường nô lệ vẫn triền miên - Nỗi đau quằn quại của tổ tiên - Họ đã tự do sống và chết - Dưới đất vong nô chẳng thể yên”, những vần thơ rực lửa và đầy trăn trở, thúc giục và hết sức dằn vặt của thi hào Petőfi Sándor, ca nhân của tự do và tình yêu của xứ sở Hungary trong thi phẩm “Bài ca Dân tộc” (Nemzeti Dal), tới giờ vẫn là niềm cảm hứng của các dịch giả, người yêu thơ Việt Nam.
13:23 15/03/2018
(NCTG) “Dự cảm mang tính tiên tri ấy, trớ trêu thay, dường như đã trở thành sự thực. Sau khi Petőfi qua đời ít lâu, Júlia đã tái giá với một nhà phê bình, giáo sư văn học và không mấy để tâm đến người con chung với nhà thơ, mặc cho công luận Hungary chê cười và cả bất bình. Và trong sự công phẫn ấy, hẳn có vai trò của bài thơ được sáng tác trong tâm cảm man mác của sắc trời thu...”.
16:30 11/02/2018
(NCTG) 1.848 người sẽ vác một lá cờ dài 1.848m dọc đại lộ chính Andrássy của thủ đô Budapest trong dịp kỷ niệm cuộc cách mạng và cuộc chiến tự do 1848-49, một trong ba đại lễ thường niên của Hungary, theo tin của mạng hvg.hu.
14:57 27/03/2017
(NCTG) “Nỗi hổ thẹn trải dài bao thế kỷ - Ngay hôm nay hãy rửa sạch đi nào!”, tình cảm ái quốc hào hùng trong thi phẩm nổi tiếng “Bài ca Dân tộc” (Nemzeti Dal) của nhà thơ Petőfi Sándor tiếp tục là cảm hứng cho một bản dịch Việt ngữ mới của chị Mai Quế Anh, một CTV lâu năm của NCTG.
14:45 19/03/2017
(NCTG) “Chỉ có sự tự do cá nhân, sự bình đẳng giữa người và người mới là điều đáng chọn. Chỉ có một xã hội mà trong đó “đối xử với người khác như mình muốn được đối xử” không chỉ là một phương châm tôn giáo, đạo đức mà còn là nền tảng pháp lý mới xứng đáng được bảo vệ bằng máu, nếu cần”.
15:28 18/03/2017
(NCTG) Một lần nữa, Liên Âu lại là cái đích để Thủ tướng Hungary Orbán Viktor chỉ trích trong diễn văn đọc hôm 15-3 vừa qua, nhân dịp đại lễ kỷ niệm cuộc cách mạng và cuộc chiến vì tự do của dân tộc Hung 1848-1849.
12:31 15/03/2017
“Với 6 khổ thơ, khổ nào cũng kết thúc bằng lời hiệu triệu: “Thề với Thượng đế của người Hung - Xin thề sẽ thôi kiếp tôi đòi”, “Bài ca Dân tộc” đưa ra hình ảnh đối lập giữa quá khứ điêu tàn và thực tại thôi thúc, giữa cảnh nô lệ đớn đau và niềm vui tự do xán lạn, và trở thành khúc ca lãng mạn và bi hùng, hừng hực niềm khát khao tự do của tinh thần quật khởi Hungary”.
06:34 15/03/2017
(NCTG) “Bài ca Dân tộc” (Nemzeti Dal) là bài thơ nổi tiếng nhất và hùng tráng nhất của nền thi ca Hungary, là tiếng kèn xung trận mở đầu cuộc khởi nghĩa mùa Xuân hào hùng của nhân dân Hungary chống ách thống trị của triều đình Áo, để ngày 15-3 trở thành Quốc lễ của Hungary từ hơn một trăm năm nay.
09:34 15/03/2016
(NCTG) “Bài ca Dân tộc” (Nemzeti Dal), thi phẩm ái quốc lớn nhất của thi hào Petőfi Sándor, đọng lại với hình ảnh nhà thơ - nhà cách mạng đứng đọc trên bậc thềm của Bảo tàng Quốc gia Hungary, trước đám đông cách mạng. Tuy nhiên, đây chỉ là một huyền thoại.
23:53 14/03/2015
(NCTG) Bộ hài cốt tìm được tại Siberia cách đây một phần tư thế kỷ chắc chắn là của Petőfi Sándor, theo một tuyên bố được đưa ra vào ngày 13-3, đúng vào thời điểm mà 167 năm trước, thi hào dân tộc Hungary sáng tác bài thơ “Bài ca Dân tộc” (Nemzeti Dal), hồi còi hiệu triệu người dân đứng lên làm cuộc cách mạng 1848.
11:06 21/01/2015
(NCTG) “Bài ca Dân tộc” (Nemzeti Dal), thi phẩm được biết đến rộng rãi nhất của đại thi hào Hungary Petőfi Sándor - được coi là hiệu kèn thúc giục giới trẻ Hung ra trận trong cuộc cách mạng 1848 - đã có thêm một bản dịch Việt ngữ mới, và lần đầu tiên, đã được vang lên bằng tiếng Việt tại một cơ sở văn hóa có tiếng ở thủ đô Budapest.
23:17 14/03/2014
Khái niệm “ái tử thi” (necrophilia) – kèm những tranh luận lý thú về nó - dường như mới chỉ được biết đến rộng rãi trên báo chí Việt Nam cách đây vài năm, nhân sự kiện một người đàn ông, trong hơn 4 năm, đã ngủ cùng một pho tượng thạch cao, bên trong để hài cốt vợ để thể hiện tình cảm với người quá cố.
09:43 06/10/2013
“Các bạn có thể nói với một bà mẹ rằng con trai bà đã qua đời ở một miền xa xôi nào đó. Bà sẽ không tin. Và nếu bằng lý trí, với thời gian, bà đành bằng lòng với thực tế ấy, thì trong lòng bà, trái tim bà vẫn dội nên niềm hy vọng trước một nguồn tin ngược lại, cho dù nó vô lý đến đâu đi nữa, rằng con bà vẫn còn trên cõi đời này…”.
14:04 07/01/2011
(NCTG) “Bài ca Dân tộc” thuộc hàng những thi phẩm được biết đến rộng rãi nhất của nhà thơ lớn Petőfi Sándor (1822-1849), đồng thời, đây cũng là bài thơ được chính tác giả rất tâm đắc.
08:09 28/12/2010
(NCTG) “Lời hịch” là một trong “bốn bài thơ xuất sắc nói về tình yêu quê hương đất nước tôi đã chọn lựa trong nền thơ ca bác học hơn bảy thế kỷ của Hungary, một đất nước phải chống chọi với giặc giã chiến tranh, với nghèo đói bệnh tật, trong đau thương gian khổ vẫn vươn lên đòi quyền sống quyền tự do hạnh phúc”, chia sẻ của dịch giả, nhà nghiên cứu văn học PGS. TS Vũ Ngọc Cân.
10:40 31/01/2009
(NCTG) Theo dự định, thị trưởng hai thành phố Kiev và Budapest sẽ cùng cắt băng khánh thành pho tượng thi hào Hungary Petőfi Sándor tại thủ đô của Ukraine.