Từ nguyên bản dài 3 tập, bản rút gọn chỉ dày 1 tập và do vợ nhà văn quá cố Aleksandr Solzhenitsyn, bà Natalia hoàn tất, thực hiện tâm nguyện của chồng là để cư dân Nga - đặc biệt là giới trẻ - tiếp cận nhiều hơn về những hiện thực lịch sử.
Bởi lẽ, ngay từ khi hồi hương, Solzhenitsyn đã nhận thấy nước Nga còn biết quá ít về những trang sử thương đau của quá khứ mà ông đã trải qua trên cương vị một người tù khổ sai thuộc sự quản lý của Tổng cục Lao cải Liên Xô (Gulag).
Chính ông đã bắt tay vào việc khởi thảo một bản rút gọn của “Gulag - Quần đảo ngục tù”, tác phẩm ra đời năm 1973, tái hiện lịch sử hệ thống nhà tù, trại tập trung và lao động cưỡng bức thời Xô-viết, nơi nhiều triệu người vô tội đã thiệt mạng trong ba thập niên 30-60 thế kỷ trước.
Những năm tháng cuối đời, Solzhenitsyn đã đề nghị vợ tiếp tục công việc của mình và cuối cùng, một cuốn sách chỉ dày bằng một phần năm tiểu thuyết gốc, nhưng vẫn giữ đây đủ 64 chương và theo lời bà Natalya, “tinh thần của từng dòng chữ” trong tác phẩm của chồng bà đã được đảm bảo.
Cuối năm ngoái, trước khi sách ra mắt công luận, bà Natalia Solzhenitsina đã giới thiệu sách cho Vladimir Putin và vị thủ tướng đã đề xuất việc đưa sách vào chương trình môn Văn năm cuối của hệ phổ thông 11 năm ở Nga.
Một trong những mục đích chính của bản rút gọn là để giới học sinh nắm bắt được hơn những thực tế lịch sử được nhắc tới trong tác phẩm gốc mà vì một số lý do - trong đó có sự đồ sộ của cuốn sách -, không nhiều người có điều kiện đọc hết. Bản rút gọn được ra mắt bởi NXB Khai sáng với giá khá rẻ.
Trần Lê, theo Hãng Thông tấn Hungary MTI
Theo dòng sự kiện
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn