Biếm họa của Jalal Hajir (Morocco) phản đối sự khủng bố của những phần tử Hồi giáo cực đoan
Trường nơi tôi dạy học nằm ở một khu có hơn 95% dân số là người nhập cư theo đạo Hồi. Những ngày này quả thực là những ngày rất đặc biệt với chúng tôi, các giáo viên, nhân viên của trường và phụ huynh học sinh.
Nếu hàng ngày chúng tôi chú trọng để làm sao các cháu nhỏ học nói được tiếng Pháp, sống hòa đồng, thích nghi với tư duy của một công dân nhỏ, thì những ngày này, chúng tôi vô hình chung trở thành cầu nối giữa cộng đồng Hồi giáo và những những người không theo đạo Hồi.
Mỗi lần đón, đưa các cháu, sau khi tụi nhỏ đã chạy chơi vô tư với nhau, người lớn chúng tôi nán lại, cầm tay, nhìn vào mắt nhau và trao đổi về những gì đang diễn ra trên đất nước của chúng tôi, bởi chúng tôi cần điều đó, cần sự thấu hiểu và cảm thông.
“
Chúng tôi là người Hồi giáo, chúng tôi không phải là những kẻ khủng bố”. “
Đó không phải đạo của chúng tôi, Hồi giáo không dạy như vậy”. “
Chúng ta không được rơi vào tròng của bọn họ”. “
Chúng ta phải đoàn kết”. “
Tất cả chúng ta đều đau đớn”, v.v... - đó là những lời chúng tôi nói với nhau.
Người phát ngôn Hội đồng Cố vấn của cộng đồng Hồi giáo tại Pháp đã lên án hành động của những kẻ đã gây ra
thảm sát tại tòa soạn báo “Charlie Hebdo”, theo ông, “
hành động tàn bạo để lại hậu quả thảm khốc này đã tấn công vào nền cộng hòa và quyền tự do ngôn luận”.
Và, ông cũng nói thêm: “
Trong khung cảnh tình hình chính trị thế giới căng thẳng do một số nhóm khủng bố đội lốt Hồi giáo gây ra, chúng tôi kêu gọi tất cả những người có chung những giá trị của nền cộng hòa, dân chủ hãy tránh mọi sự khiêu khích khiến đổ thêm dầu vào lửa”.
Khi thực sự sống và nghe những gì diễn ra xung quanh, có thể nhận thấy, bản thân người theo đạo Hồi cũng lên án và nói rõ hành động của những kẻ đội lốt tôn giáo kia không phải là của người Hồi giáo chân chính. Họ là những kẻ cuồng tín bị giật dây.
Bởi vậy, thực sự tôi chỉ còn biết “nhếch cười” (bởi tôi không biết vẽ) trước một số bình luận ác ý - mà không ít người, trong đó có cả những người được coi là hiểu biết, “trí thức” nêu ra trong mấy ngày qua - về các nhà báo đã qua đời trong vụ khủng bố, kiểu như “
bị giết là phải, ai bảo xúc phạm đến niềm tin, tôn giáo của người khác”.
Hãy xem những họa phẩm mà các ký giả ở thế giới Hồi giáo đã vẽ để tưởng niệm “Charlie Hebbdo”, có lẽ họ sẽ hiểu hơn chăng, khi mà - theo tôi - khả năng hiểu đọc và hiểu ngôn ngữ nói của họ hạn chế.
Mohammad Saba’aneh (Palestine)
Hassan Bleibel (Lebanon)
Hassan Bleibel (Lebanon)
“al-Araby al-Jadeed” (Qatar)