SỰ ĐỒNG HÓA THẤT BẠI NGAY CẢ Ở PHƯƠNG TÂY

Thứ năm - 24/09/2015 05:11

(NCTG) “Khi Hungary đóng cửa biên giới với Serbia, Đức hầu như rút khỏi Schengen và các quốc gia EU, quốc gia nào cũng lên tiếng rằng mình không còn đủ chỗ nhận tiếp người tỵ nạn, Âu Châu dường như chia ra thành hai phe - Tây Âu đầy cảm thông và Đông Âu ích kỷ” - nhận định của Marcin Zaborowski, Giám đốc Trung tâm Ngoại giao Ba Lan.

Một trong những cảnh tượng động lòng nhất khi người tỵ nạn đối mặt với hàng rào ngăn cản họ - Ảnh: Kisbenedek Attila (AFP)

Một trong những cảnh tượng động lòng nhất khi người tỵ nạn đối mặt với hàng rào ngăn cản họ - Ảnh: Kisbenedek Attila (AFP)

Bài trả lời phỏng vấn (thực hiện trước khi Liên Âu thông qua dự án phân bổ người tỵ nạn vào tối hôm qua, 22-9-2015) được đăng trên tờ “The Guardian”, bản tiếng Việt do Nguyễn Tráng chuyển ngữ từ bản tiếng Czech.

*

Đúng là người dân Trung và Đông Âu không muốn tự nguyện mở biên giới của họ, những áp-phích chào đón rất hiếm và đề nghị Ủy ban Châu Âu phân bổ đồng đều những người tỵ nạn tới tất cả các quốc gia EU đang phải đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ tại Warsaw và Praha. Trong khi Trung và Đông Âu miễn cưỡng thừa nhận họ phải nhận thêm người tỵ nạn nhiều hơn dự kiến, ý tưởng làm như vậy thông qua hạn ngạch bắt buộc dường như đặc biệt gây tranh cãi.

Có một số lý do để chỉ ra việc thiếu thiện chí này, và Phương Tây hầu hết đều bỏ qua. Đầu tiên, các nước Trung và Đông Âu đã nhận được một số lượng lớn người tỵ nạn và người di cư từ Ukraine. Trong khi hầu hết nhân viên tại các bệnh viện và các quán cà phê Anh đều là người Ba Lan đang làm việc, thì những người Ukraine đang đảm nhận dịch vụ tại Ba Lan. Tình hình cũng vậy với các nước khác trong khu vực và ít ai phàn nàn về điều này.

Thứ hai, các quyết định của Angela Merkel tuyên bố mở rộng vòng tay cho người tỵ nạn được coi là phản tác dụng ở Trung và Đông Âu, mà chỉ làm cho làn sóng tỵ nạn ngày càng cao thêm. Đó là lý do tại sao có một sự miễn cưỡng để chia sẻ những hậu quả của quyết định của Berlin. Bây giờ, khi Đức phục hồi kiểm soát tại biên giới của mình với Áo và đe dọa toàn bộ khái niệm không biên giới nội bộ trong Châu Âu, có vẻ như là lời mời với người tỵ nạn từ Berlin là hơi liều lĩnh.

Thứ ba, dân Trung và Đông Âu ít có truyền thống trong việc đối phó với những người tỵ nạn từ các nền văn hóa ngoài Châu Âu và thiếu cơ sở hạ tầng cần thiết. Vương quốc Anh, Pháp và Đức trong nhiều năm đã dần dần cải thiện hệ thống của họ - chăm sóc sức khỏe, giáo dục, giảng dạy tiếng cho sự đồng hóa của những người nhập cư từ khắp nơi trên thế giới nhưng đối với Trung và Đông Âu, nơi không có quá khứ thuộc địa và được tạo thành chủ yếu từ các quốc gia nhỏ và sắc tộc đồng nhất, nó là một thách thức hoàn toàn mới.

Ngay cả với truyền thống và kinh nghiệm ở Tây Âu, tỷ lệ đồng hóa thành công cũng không khởi sắc.

Những điều này không có nghĩa rằng Trung và Đông Âu không có trách nhiệm hơn. Châu Âu cần tình đoàn kết và phối hợp hành động chứ không chỉ là việc chia chác con số người tỵ nạn hiện tại, quan trọng hơn là ngăn ngừa xảy ra cuộc khủng hoảng nhân đạo.

Đầu tiên và trước hết, mạng lưới buôn người phải được loại bỏ và cần tạo ra các vùng an toàn tại Syria. Các vùng biên giới bên ngoài của EU, đặc biệt là biên giới biển cần được bảo vệ an toàn hơn. Đồng thời cũng cần hỗ trợ nhiều hơn cho người tỵ nạn và cải thiện điều kiện trong trại của Liên Hiệp Quốc ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.

Tất cả những sự kiện này đòi hỏi một chính sách an ninh và quốc phòng mạnh mẽ hơn của EU. Đó là điều mà nhiều chính phủ Trung Âu thúc đẩy trong nhiều năm qua. Than ôi, không có kết quả. Phần lớn là do phản đối từ chính những quốc gia Phương Tây hiện đang bác bỏ sự ích kỷ của láng giềng phía Đông.

Nguyễn Tráng chuyển ngữ, từ Praha


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Theo dòng sự kiện

 

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn