Biểu tình phản đối chính sách bá quyền của Trung Quốc tại TP. HCM
MTI cho biết, hai nhóm biểu tình nói trên tổ chức xuống đường ở Hà Nội và TP.HCM, trước hết là để phản đối và lên án chính sách của Trung Quốc liên quan tới những vùng đang tranh cãi chủ quyền trên biển Nam Trung Hoa (Nam Hải theo cách gọi của Bắc Kinh, tức Biển Đông - NCTG).
MTI đưa tin: theo những người biểu tình, đường lối bành trướng của Bắc Kinh đe dọa hòa bình và an ninh thế giới. Ở thủ đô (Hà Nội), nhóm biểu tình đi về phía tòa đại sứ Trung Quốc. Công an đã can thiệp và bắt giữ người để làm gián đoạn, cũng như giải tán biểu tình.
Liên quan tới chủ quyền vùng biển Nam Trung Hoa giàu khoáng sản, hiện Trung Quốc đang bất hòa trong vấn đề lãnh thổ với nhiều nước. Mâu thuẫn này mới tái diễn trong quan hệ với Việt Nam, từ đó đây là cuộc biểu tình đầu tiên tại quốc gia này - MTI kết luận trong bản tin ngắn của Hãng.
*
Ngược lại với những phát biểu hữu hảo được lãnh đạo hai nước đưa ra ở các cấp, trong thực tế, Biển Đông vẫn liên tục dậy sóng với những bước leo thang không ngừng của Bắc Kinh. Sau khi ngang ngược ra chỉ thị thành lập thành phố Tam Sa bao gồm Hoàng Sa và một phần Trường Sa của Việt Nam, Trung Nam Hải còn thường xuyên dọa nạt, thị uy, bắt bớ, hành hung ngư dân Việt Nam, triệt đường sống của không ít người bằng cách phá hủy ngư cụ, đâm chìm tàu cá hoặc giữ tàu đòi tiền chuộc.
Không chỉ vậy, Trung Quốc còn huy động hàng chục nghìn tàu cá diễu võ giương oai vi phạm lãnh hải Việt Nam, ồ ạt đánh bắt trái phép và tận thu nguồn hải sản của nước ta. Nghiêm trọng hơn, họ còn cho đặt đặt giàn khoan thăm dò khai thác tài nguyên Biển Đông, công nhiên gọi thầu dầu khí trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam và cấm đoán nước ta thăm dò dầu khí. Gần đây nhất, sau khi cho in bản đồ hình lưỡi bò 9 đoạn lên hộ chiếu, lần thứ ba tàu Trung Quốc lại cắt đứt cáp tàu Bình Minh 2 của Việt Nam.
Ông Huỳnh Tấn Mẫm (áo sơ mi cộc tay), thủ lĩnh thanh niên, sinh viên Sài Gòn thời trước 1975, phát biểu trên thềm Nhà hát lớn TP. HCM
Bất bình trước sự gây hấn hung hãn và đê tiện ấy của nhà cầm quyền Trung Quốc, tiếp nối những cuộc biểu tình yêu nước khởi đầu từ hè 2011, người dân
Hà Nội và TP. HCM lại xuống đường trong ngày 9-12 biểu thị tinh thần ái quốc và phản đối chính sách bành trướng nước lớn của Bắc Kinh. Đặc biệt, lần đầu tiên, nhiều nhân vật tên tuổi - những nhân sĩ, trí thức hàng đầu trong phong trào sinh viên học sinh miền Nam trước 1975 - đã nhập cuộc sau khi chính thức thông báo công khai với chính quyền TP. HCM về nguyện vọng
bày tỏ thái độ yêu nước của họ.
Trong khuôn khổ
những nỗ lực dân sự lành mạnh và đáng khích
lệ từ vài ba năm trở lại đây để góp sức cùng chính quyền trong những vấn đề
nóng bỏng của đất nước, cuộc xuống đường ngày hôm nay cũng là một thông điệp rõ
rệt của người dân, mong muốn được chứng kiến và chia sẻ những quyết sách mạnh
mẽ, nhất quán trước sau như một của chính quyền, một khi chủ quyền đất nước và
niềm tự hào dân tộc có nguy cơ bị xâm phạm, trên tinh thần chung lòng “
dễ muôn lần
không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong” (lời Chủ tịch Hồ Chí
Minh).
Đáng tiếc là cũng như trong nhiều dịp trước đây, cách xử lý của cơ quan hữu quan -
theo dõi, bao vây, ngăn chặn những thành viên trụ cột, cũng như
xô đẩy, giằng giật cờ quạt, biểu ngữ, hoặc hành hung, trấn áp thô bạo các nhóm biểu tình và đưa một số người về trại “phục hồi nhân phẩm” - vừa
phản cảm và vi phạm quyền hiến định cơ bản của người dân (quyền thể hiện ý nguyện chính trị một cách ôn hòa), vừa cho thấy sự bối rối và bế tắc về mặt tư pháp, khi Luật Biểu tình vẫn chưa được phê chuẩn và người dân muốn thể hiện lòng yêu nước vẫn phải “biểu tình chui”.
Hoàng Sa và Trường Sa trong tim...
Sau hơn 1 năm, niềm hy vọng về một nỗ lực đổi mới tư pháp trong cái nhìn và quan niệm về biểu tình, tuần hành ở Việt Nam - như đã trình bày trong
một bài viết trước đây - xem ra vẫn còn
hết sức mong manh...