John Paul Đệ nhị, vị Giáo hoàng có ảnh hưởng lớn lao đến lịch sử thế giới và Giáo hội thế kỷ XX
Đáng chú ý là con số này chỉ bằng phân nửa số tín hữu và du khách mà trước đó, Vatincan dự tính. Lý do là nhiều người đã từ bỏ ý định sang Roma vì một số nguyên nhân như động đất và sóng thần ở Nhật và cuộc can thiệp quân sự vào Libya.
Phó thị trưởng Roma, ông Mauro Cutrufo cho hay: chừng 1,2-1,3 triệu người sẽ hiện diện trong lễ phong Chân phước ngày 1-5 tới, nhưng trong đó có cả dân địa phương. Là người phụ trách du lịch của thủ đô nước Ý, ông Cutrufo cũng cho biết thêm: khoảng 300 ngàn người sẽ có chỗ tại quảng trường Thánh Peter (Phêrô) - trước tòa Vương cung thánh đường mang tên ông -, những người còn lại thì theo dõi sự kiện này qua các màn hình khổng lồ.
Theo ông Giuseppe Roscioli, Chủ tịch Hội các khách sạn Roma, nhiều người từng đặt phòng khách sạn nhưng sau thảm họa ở Nhật và cuộc chiến tại Libya đã thông báo thôi chuyến đi. Đa phần đó là khách người Nhật, Mỹ và cư dân đến từ Đông Nam Á.
Án phong Chân phước cho cố Đức Giáo hoàng John Paul Đệ nhị đã được tiến hành từ năm 2005, qua giai đoạn Giáo phận (cấp Giám mục Địa phương) và giai đoạn Bộ Phong Thánh (Roma). Trong giai đoạn thứ hai, Đức Giáo hoàng Benedict XVI đã chuẩn y tước hiệu “Bậc đáng kính” cho người quá cố, vào ngày 19-12-2009.
Giai đoạn thứ ba bắt đầu khi Giáo hoàng quyết định ban hành sắc lệnh phong Chân phước cho người tiền nhiệm của mình - điều này diễn ra vào trung tuần tháng 1-2011, sau cuộc đã trao đổi giữa người đứng đầu Tòa Thánh và Đức Hồng Y Angelo Amato, Bộ trưởng Bộ Phong Thánh.
Á Thánh được coi là một chặng trong quá trình phong Thánh (canonization), cho dù giáo luật hiện hành không phân biệt hai lễ phong này. Cần biết là để được phong Thánh, cần phải có thêm một phép lạ kể từ ngày phong Á Thánh. (Phép lạ trong quá trình xét phong Chân phước cho cố Đức Giáo hoàng John Paul Đệ nhị là việc một bà xơ người Pháp đã khỏi bệnh tê thấp (Parkinson) một cách kỳ diệu khi được cầu nguyện lên Ngài).
Cố Đức Giáo hoàng John Paul Đệ nhị qua đời ngày 2-4-2005 và do những cống hiến và uy tín lớn lao của ông trong Giáo hội La Mã, án phong Chân phước cho ông hầu như được khởi động tức thì. Theo quan điểm của các nhà thần học, việc phong Thánh (trong đó có Á Thánh) được coi là một hành vi bất khả ngộ (không thể sai lầm) của các Đức Giáo hoàng.