“A HÁBORÚ SZOMORÚSÁGA” - BẢN TIẾNG HUNG CỦA “NỖI BUỒN CHIẾN TRANH” (2)

Thứ sáu - 13/09/2019 17:55

(NCTG) “Ở Việt Nam, từ khi xuất bản “Nỗi buồn chiến tranh”, mọi người không còn mô tả chiến tranh như trước đây nữa” (nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên).

Tiểu thuyết xuất sắc nhất về cuộc chiến Việt Nam - Minh họa: Internet

Tiểu thuyết xuất sắc nhất về cuộc chiến Việt Nam - Minh họa: Internet

A HÁBORÚ SZOMORÚSÁGA
 
1. Fejezet
2.
Akkoriban valójában éppen csak a múlt évben. Az esős évszakban egy nappal a Déli Szárnyhoz való levonulás és Ban Me Thuot ostroma előtt Kien 3. ezrede már közel két hosszú hónapja horgonyzott itt. Azzal az idővel összehasonlítva a mostani táj biztosan nem sokat változott, az erdőben a fák száma még nem ért rá csökkenni, vagy növekedni, az ösvényeket, amiket naponta használtak, az erdő mélyének a gyomjai még nem teljesen nyelték el. Akkoriban a felderítő szakasz a barakkot ennek a pataknak a partján rendezte be, de még kb. 10 percre mélyebben az erdőben. Ez az a hely, ahol a patakmeder a hegy lábának ütközik, ketté válik, két szorosba folyik le. Most körülbelül ennél a hármas patak elágazásnál a “fű menedékük” még mindig ott van, alacsony szalma tetővel a partnál, a végtelen vizes nádasok közepén. Akkoriban a határ kapuktól az ezred összevonta a csapatokat a háttér támaszpontra politikai továbbképzésre. Állandóan politika. Politika reggel, politika délután, este megint politika. Mi győzünk, az ellenség veszít, Északon jó a termés, a világ három világos táborra oszlik. Ugyanakkor a felderítő csapatot, a kedvenc gyermeket mindig kímélték, ritkán gyötörték tanulással. Ezért sok idejük maradt, hogy szórakozzanak, lélegzet vételhez jussanak, mielőtt visszatérnek a harci övezetbe. Vadásztak, csapdát állítottak, fáklyás halászatot szerveztek és esténként kártyáztak. Kien egész életében még soha sem volt olyan szenvedélyes kártyás, mint akkor itt. Állandóan kártya. Általában amikor beesteledett, vége volt a vacsorának, kezdték leteríteni a kártya gyékényt. A párás, fojtóan meleg, izzadtság szagú és szúnyog riasztó füstös levegőn a kártyások körbe vették a kártya csomagot és rogyásig játszottak.

A talon általában a büdös “honfitárs”dohány levél volt, vagy ha nagyon belemelegedtek, a vízipipa dohány, tűzkő, vagy szellem rózsa fonal- egy fajta kábítószer pénz – vagy száraz élelem, és fénykép is. Különböző női fényképek, akár nyugati, akár vietnami nőké, csúnyáé, vagy szépé, barátnőé vagy idegené. Mindent felhasználtak. Mindent kiborítottak és ment az öldöklő játék. Ha már semmi sem maradt a nyeréshez, vesztéshez, akkor jött a lámpakorom kenés, bajusz kenő játék. A játékosok, a kibicek vidámak, zajosak voltak sok napon át egész éjjel. Mintha egy boldog, békés, tétlen, nagyon gondtalan időszak lenne.

És valóban boldogok voltak ezek a napok. Szinte az egész esős évszakban nem kellett verekedni. Az egész 13 fős szakasz még teljes volt. Még a “gyerek” Thinh is több, mint egy hónapot élt itt, csak utána ölték meg. Can még nem dezertált. Vinh, a “nagy” Thinh, Cu, Oanh, az “elefánt” Tao még mind éltek. Most pedig egy elrongyolódott, összegyűrődött, meghajlott, az elhaltak keze nyomát viselő kártya csomagon kívül Kiennek semmilyen emléke sem maradt a szakaszáról.

- Kilenc - Tíz - Itt az alsó!

- Quy - Ka - Itt az adu!

Néha még mindig álmodik velük, ezekkel a kártyákkal. Rázendít a nótára és saját magával játszik….Itt a kőr, itt a káró és itt a pikk...”. Az ezred indulóját a katonák elferdítve énekelték - “minden oldalon egyszerre összeszorulunk, erősen, erősen odacsapunk, vidáman játszva nem törödöm semmivel...”. Kien emlékei szerint a kártyacsomagot utoljára akkor lapozták, amikor már csak négy lélek maradt a szakaszból: Tu, Thanh, Van és Kien.

Hajnali szürkületben ködlött fél órával azelőtt, hogy a hirtelen tüzérségi zárótűz megkezdte a Saigon elleni hadműveletet. Az amerikai fűvel benőtt elhagyatott mező túl oldalán ott volt Cu Chi védelmi vonala. Az ellenséges hadsereg éppen megindult, ágyú dörgés és gépfegyver ropogás közeledett. A lövészárkokban és az egyéni gödrökben a gyalogság még igyekezett a végsőkig kiélvezni az alvás utolsó csöppjeit. De az ezred négy felderítője, akik rövidesen vezetik a támadó ék alegységet, most még önfeledten “támad”.

- Játsszunk lassabban, hé,- javasolta Kien. Ha felfüggesztjük a partit, az Ég megadja, hogy mind a négyen túléljük ezt a csatát, hogy folytassuk a játékot.

- Milyen okosok vagytok, - vigyorgott Thanh. - Az Öreg nem buta, hogy becsapjuk. Ha szándékosan félbehagyjuk a partit, az Öreg megadja mind a négyünknek, hogy “oda lecsússzunk” és megtépjük egymást.

Minek menjen le mind a négy - mondta Tu. Én egyedül felmarkolom a kártyát és lemegyek. Pókert fogok játszani, vagy kártya jóslást szervezek a fortyogó üstre vigyázó ördögöknek.

A köd hirtelen feloszlott. A jelző rakéta felröppent a levegőbe. A gyalogság nagy zajjal fölébredt. A tankok kimentek a támadó vonalra, ágyú tornyuk imbolygott, a lánctalpuk feltörte a földet, megremegtette a reggeli szellőt.

- Elég, befejezzük! - Kien ledobta a kártyát és nem tudván türtőztetni magát, ingerülten megszólalt - megmondtam, hogy próbáljunk lassacskán játszani, hogy szerencsénk legyen. De mindegyikőtök nagyon erősködött!

- Ó, dehogy! - Van meggörnyedve, a térdét csapkodva kiabált. - A francba, most kezdtem csak élvezni ezt a játékot igazán. Gyakorolni kell, hogy tényleg játék legyen, ahogy kell. Ha meghalok ne felejtsetek el ledobni a gödörbe egy csomag kártyát, hé.

- Csak egyetlen csomag van és az egészet követeli, szörnyű, tényleg (loi quá) nagyon furfangos - kiáltott fel Thanh. A hangja elveszett a több tucat messze hordó ágyútorok egyszerre felhangzó üvöltésének a de pa hangjába.

Ezután kb. félóra múlva Van elégett a vezér T 54-essel együtt. A teste hamuvá vált, ezért nem kellett neki sír. Thanh pedig a Bong hídnál esett el és szintén összeégett az acél koporsóban a legénységgel együtt. Csak Tu volt az, aki Kiennel együtt elverekedte magát a Tan son nhat repülőtér 5-ös kapujáig, csak ott halt hősi halált.

Huszonkilencedike éjjelén, harmincadika hajnalán, amikor ketten utoljára találkoztak a Repülő kifőzde tetején, Tu kibányászta a zsebe mélyéről a kártya csomagot és két kézzel átadta Kiennek.

- Én mindenképpen elpusztulok ebben a csatában. Ezért ezt őrizd meg. Ha életben maradsz és hazamész, használd, kártyázz az élettel. Ezekben a kettesekben, hármasokban, négyesekben benne van az egész szakasz szent lelke. Védelmezni fogunk száz csatában, száz győzelemben…

Kien hallgatagon emlékezett.

Ezen az éjjelen kinek a lelke hívja kinek a lelkét? Az üvöltés felhangzott valahonnan a sűrű erdőből, zúgva terjedt tovább az Üvöltő lelkek dzsungel hűvös hegyein. Magányosan. Elveszve.

A hegy most is olyan, az erdő is, a patakok, a folyók is. Mert egy hosszú év telt el. Csak annyi történt, hogy akkor háború volt, most pedig már béke van. Az életnek ugyanaz az oldala, de két világgal, két korszakkal...
Bakos Ferenc fordítása eredetiből
 
 
Dịch giả Bakos Ferenc trao đổi về bản dịch với những người bạn Việt Nam - Ảnh: Phạm Khuê
Dịch giả Bakos Ferenc trao đổi về bản dịch với những người bạn Việt Nam - Ảnh: Phạm Khuê


NỖI BUỒN CHIẾN TRANH
 
Chương 1

2.
Thời ấy... thực ra thì mới chỉ năm ngoái đó thôi.

Mùa mưa, trước ngày hành quân xuống cánh Nam Tiến đánh Buôn Ma Thuột, trung đoàn 3 của Kiên hiện đã có gần cả hai tháng trời thả neo ở đây. So với hồi đó cảnh vật bây giờ chưa chắc có gì thay đổi, số cây trong rừng chưa thể kịp ít đi hay là nhiều hơn lên, và các lối mòn mà bọn anh từng hàng ngày qua lại vẫn chưa hoàn toàn bị cỏ dại của đáy rừng nuốt chửng. Hồi đó trinh sát chọn chỗ dựng lán ở ngay trên bờ con suối này nhưng dịch sâu vào trong rừng kia chừng mười phút nữa, nơi triền suối đụng phải chân núi, tẽ đôi, chảy dốc xuống theo hai lòng khe. Bây giờ chưa chừng tại cái ngã ba suối ấy cái “am cỏ” của bọn anh vẫn còn, lúp xúp mái gianh bên bờ nước giữa những vạt lau ướt lướt thướt. Hồi đó từ các cửa xanh, trung đoàn thu quân về hậu cứ để chỉnh huấn. Liên miên chính trị. Chính trị sáng, chính trị chiều, tối lại cũng chính trị... Ta thắng địch thua, miền Bắc được mùa, thế giới chia làm ba phe rõ rệt... Tuy nhiên cánh trinh sát con cưng bao giờ cũng được nể vì, ít bị ốp học nên cũng có khối thì giờ để chơi bời, tranh thủ xả hơi trước khi trở lại vùng chiến. Đi săn, đặt bẫy, tổ chức dốc cá và tối tối thì chơi bài. Cả đời Kiên chưa khi nào máu mê cờ bạc như là hồi đó ở đây. Bài bạc lu bù. Thường là cứ chập tối cơm xong bắt đầu ngả chiếu bạc. Trong bầu không khí ẩm rượt, nồng ngạt mùi mồ hôi và khét lẹt khói xông muỗi, các con bạc châu quanh cỗ bài, tơi bời đỏ đen.

Tiền đặt cửa thường là những tàu thuốc “đồng bào” hôi mù, cay cú hơn thì thuốc lào, đá lửa hoặc sợi hồng ma một thứ tiền ma túy - hoặc là lương khô và ảnh nữa, ảnh con gái các loại, bất kể gái tây hay gái ta, xấu hay đẹp, người yêu hay người dưng, dùng tuốt, dốc hết ra mà sát phạt. Chẳng còn gì ăn thua nữa thì quệt muội đèn, chơi trò bôi râu. Người đánh kẻ chầu rìa, vui vẻ, om sòm nhiều hôm thâu đêm. Tuồng như là một thời kỳ sung sướng, bình yên, nhàn cư, vô tư lự lắm vậy. Mà quả là cũng sung sướng thật, những ngày ấy trong gần suốt mùa mưa chẳng phải đánh đấm gì, cả trung đội mười ba đứa, vẫn còn đủ mặt. Kể cả Thịnh “con” cũng phải sống ở đây đến hơn một tháng rồi mới bị giết. Can chưa đào ngũ. Rồi Vĩnh, Thịnh “nhớn”, và Cừ, Oanh rồi Tạc “voi” nữa còn sống cả. Vậy mà bây giờ ngoài một cỗ bài sờn nát, quăn queo, lem nhem dấu tay của những người đã chết, Kiên chẳng còn có thêm một kỷ vật nào nữa về trung đội mình.

- Chín - Mười - Zi này?

- Qui - Ka - Át này!

Thỉnh thoảng anh vẫn mơ thấy chúng, những con bài ấy. Xướng lên và một mình đỏ đen với mình. “Con cơ này, con rô này, và đây con chuồn...”. Bản hành khúc trung đoàn ca được lính tráng hát chệch lời đi - “đằng nào rồi cũng phăng teo, mạnh tay mạnh tay ta quật, vui chơi xả láng cóc cần...”. Cỗ bài được trang lần cuối, Kiên nhớ, khi trung đội chỉ còn lại bốn mống: Từ, Thanh, Vân và Kiên.

Ấy là buổi tinh mơ mờ đất, nửa giờ trước khi pháo cấp tập mở màn chiến dịch công phá Sài Gòn. Bên kia cánh đồng hoang ngập đầy cỏ Mỹ là tuyến phòng thủ Củ Chi. Bọn ngụy đang khởi động, cắc đoành nã cối và quờ quạng khua đại liên. Dưới các ngách hào và hố cá nhân bộ binh vẫn đang cố tận hưởng những hớp cuối cùng của giấc ngủ. Nhưng bốn tay trinh sát trung đoàn sắp sửa dẫn đầu phân đội mũi nhọn xung phong thì lại đang mải miết “tiến lên”.

- Chơi tà tà nhé, - Kiên đề nghị - nếu dở ván thì trời để cho cả bốn thằng sống qua trận này, để còn chơi tiếp.

- Khôn lỏi thế, - Thành nhăn răng cười - Trời có phải thằng ngốc đâu mà bịp. Cố tình đánh dở ván lão sẽ cho cả bốn thằng “chui xuống dưới đó” mà vặt lông nhau.

- Xuống cả làm gì bốn thằng, - Từ bảo - một mình tao ôm cỗ bài xuống là được. Sẽ đánh xì, hoặc sẽ tổ chức bói bài tây cho bọn quỉ sứ gác vạc dầu. Vui chán!

Sương mù như đột nhiên loãng tuệch ra. Pháo hiệu vụt lên không. Bộ binh rầm rập thức giấc. Xe tăng tiến ra tuyến xuất kích, tháp pháo lắc lư, xích nghiến nảy đất rung chuyển làn gió mai.

- Thôi, dẹp? - Kiên quăng bài xuống, và không nén nổi anh thốt lên dằn dỗi - đã bảo cố chơi chầm chậm cầu may, mà thằng quái nào cũng háu ăn thua?

- Ơ mà này? - Vân còm vỗ đùi la, vẻ hứng chí - Thế đếch nào mà mãi tới giờ tớ mới thấy khoái cái trò xì át cạc tê này chứ lị. Phải tập chơi cho ra trò mới được. Tao chết chúng mày nhớ liệng xuống hố cho nhau một cỗ bài nhé?

- Có mỗi một bộ mà nó đòi cả, gớm thật là lỏi quá đấy? - Thanh kêu lên giọng chìm đi trong tiếng đề pa của hàng chục họng tầm xa vừa đồng loạt gầm.

Sau đấy chừng nửa giờ Vân chết cháy cùng với chiếc T54 đầu đàn. Thân xác ra tro nên chẳng cần huyệt mộ. Còn Thanh thì chết ở Cầu Bông, và cũng bị thiêu trong quan tài thép cùng với tổ lái. Chỉ có Từ là đã cùng Kiên đánh đến cửa số 5 sân bay Tân Sơn Nhất rồi mới hy sinh.

Đêm 29 rạng ngày 30, khi hai thằng gặp nhau lần chót trên nóc nhà phở Tàu bay, Từ móc cỗ bài dưới đáy bồng ra trao cho Kiên.

- Thế nào tớ cũng ngỏm trận này. Vậy cậu giữ lấy. Còn sống trở về thì dùng nó mà đánh bạc với đời... Các quân hai, quân ba, quân bốn này chứa hồn thiêng của cả trung đội đấy, bọn tớ sẽ phù hộ cho cậu trăm trận trăm thắng...

Kiên lặng đi nhớ lại. Đêm nay hồn ai gọi hồn ai. Tiếng hú cất lên từ đâu đó trong rừng thẳm, âm u truyền dọc theo những gờ núi lạnh lẽo của truông Gọi Hồn. Cô đơn. Lạc lõng. Núi vẫn thế, rừng vẫn thế, suối sông cũng vẫn thế thôi, bởi có là bao một năm trời. Chỉ có điều hồi đó đang chiến tranh còn bây giờ trái lại, đã hòa bình rồi.

Cùng là một trang cuộc đời nhưng mà là hai thế giới, hai thời đại...
 
Bảo Ninh

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Theo dòng sự kiện

 

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn