„Quốc gia sung sướng nhất thế giới”?
- Chúng tôi luôn được dạy bảo rằng Bắc Hàn là quốc gia sung sướng nhất thế giới. Rồi người ta còn bảo rằng, tất cả những nơi khác trên thế giới - kể cả ở Nam Hàn – đâu đâu cũng nghèo khổ ghê gớm, và rằng cả thế giới đang đói khát. Nhưng gia đình tôi thì luôn bị đói. Chúng tôi phải bán nhà, sống ngoài ga xe lửa, trở thành những kẻ vô gia cư, nhưng với số tiền có được do bán nhà, chúng tôi vẫn đói khổ - năm nay 24 tuổi, Ryu Seong C. kể lại, anh không muốn tiết lộ tên mình.
Rốt cục, Ryu Seong cùng cha và người em tìm đường trốn sang Trung Quốc, tại đó, với sự hỗ trợ của các nhà đấu tranh cho nhân quyền, họ qua được Thái Lan rồi tù đó, sang Nam Hàn năm 2007. Tổng cộng, họ đã mất 3 năm để từ một phần này của đất nước qua phần bên kia.
Hiện tại, Ryu theo học tại một trường dành cho các thanh niên là người tị nạn. Cùng với anh, còn khoảng 100 thanh niên Bắc Hàn cùng cảnh ngộ là học sinh của trường.
Cần học tập để tái hội nhập
Theo ông John Cheon, hiệu trưởng nhà trường, những người tị nạn Bắc Hàn cần nhiều năm để có thể hội nhập. Chủ yếu số này đến từ Trung Quốc, tại đó, đa số phụ nữ bị xâm hại tình dục, còn đàn ông bị bắt làm việc như những nô lệ.
- Người tị nạn thông thường sẽ trở nên cô đơn và co cụm, lý do là họ rất khó quen với một cách sống mới. Nhiều người tìm cách tự vẫn vì không biết làm gì trong tình cảnh mới – Ryu Song giải thích.
Khi tới Nam Hàn, người tị nạn cần trải qua một cuộc thanh lọc, tại đó, chính phủ Nam Hàn kiểm tra xem họ có thực sự là người tị nạn hay trong số đó có cả gián điệp. Dầu vậy, một số gián điệp Bắc Hàn vẫn „lọt lưới”. Sau khi trải qua quá trình thanh lọc, người tị nạn được chở tới Hanowan và sẽ ở đó 2 tháng để được chuẩn bị cho cuộc sống mới. Tại đây, cùng một lúc, có thể đảm bảo chỗ ăn ở cho 400 người.
Sau khoảng thời gian 2 tháng đó, người tị nạn Bắc Hàn được nhận một khoản trợ cấp „tái hội nhập”, cũng như trợ cấp hàng tháng từ chính phủ Hán Thành (Seoul).
(*) Con số (không đầy đủ) những người tị nạn Bắc Hàn tại Nam Hàn: 1990 (9 người), 1995 (41 người), 2000 (312 người), 2005 (1.387 người), 2006 (1.578 người).
Trần Lê, theo „Metropol World News”
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn