BA MƯƠI NĂM NGÀY CÁO CHUNG CỦA... MÁY CHÉM

Chủ nhật - 09/09/2007 19:44

(NCTG) Máy chém (guillotine), một sản phẩm khủng khiếp của nhân loại, được đưa vào sử dụng lần đầu tiên năm 1792, đã cáo chung ngày 10-9-1977, tức là tròn 30 năm nay. Cho dù, danh chính ngôn thuận, Pháp chỉ xếp máy chém vào viện bảo tàng năm 1981, khi quốc gia này xóa án tử hình mà theo luật định của nước này, chỉ có thể thực hiện bằng máy chém.

Máy chém tại Bảo tàng Thành phố Bruchsal

Lần cuối cùng, guillotine được sử dụng tại nhà tù Baumettes (Marseilles): trong dịp đó, đầu của tử tù Hamida Djandoubi - một người nhập cư Tunesie - đã rụng khi tên này phải chịu hình phạt cao nhất do đã hành hạ và giết người bạn gái.

Bác sĩ Guillotin

Máy chém, như một phương tiện để thực hiện các bản án tử hình, được Quốc hội Pháp thông qua ngày 25-3-1792 theo đề xuất 6 điểm của bác sĩ Joseph Ignace Guillotin nhằm giảm những đau đớn cuối cùng của kẻ tử tội. Một tháng sau khi được phê chuẩn, guillotine đã được đưa vào sử dụng công khai và nạn nhân đầu tiên là một tên cướp đường, Nicolas-Jacques Pelletier.

Tại Cộng hòa Pháp, ngày 2-2-1939, án tử hình công khai cuối cùng được thực hiện bằng máy chém. Cùng năm, một đạo luật được thông qua, theo đó việc thực hiện án tử hình thuộc thẩm quyền của đồn cảnh sát Santé (Paris). Dưới thời tổng thống Francois Mitterand, năm 1981, dụng cụ này chính thức được về "nghỉ hưu", sau gần 200 năm hoành hành...

Hoàng Tuấn, theo Hãng Thông tấn Hungary MTI


 

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn