Chính quyền Trung Cộng thường xử lý vấn đề Thiên An Môn - khi hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn sinh viên biểu tình đòi dân chủ đã bị quân đội thảm sát ngày 4-6-1989 - bằng cách im lặng và cấm đoán mọi hình thức tưởng nhớ. Tuy nhiên, vài ngày trước dịp kỷ niệm 30 năm biến cố này, Trung Nam Hải đã chọn một chiến lược khác.
Tại diễn đàn an ninh liên chính phủ do tổ chức cố vấn độc lập Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) tổ chức hàng năm, ông Ngụy Phượng Hòa khi trả lời một khán giả, đã nhấn mạnh “
vụ đó đã gây ra sự hỗn loạn về mặt chính trị, và chính quyền trung ương đã có những biện pháp để ngừng sự hỗn loạn đó, đây là quyết định đúng đắn”.
Theo “Hong Kong Free Press”, vị bộ trưởng nói thêm, trong vòng 30 năm qua, Trung Quốc đã trải qua những thay đổi to lớn, và ông cho rằng sở dĩ đất nước này hiện tại được thụ hưởng những lợi thế của sự phát triển và ổn định vì chính quyền Bắc Kinh thời đó đã hành động như vậy.
Cố nhiên, dù ba thập niên đã trôi qua, nhưng người dân Trung Quốc vẫn không được phép biết gì mấy về
vụ thảm sát này, do chính quyền kiểm duyệt chặt chẽ mọi thứ có liên quan trên mạng Internet. Thiên An Môn 1989 được coi là một khái niệm cấm kỵ tại xứ sở hơn 1,3 tỷ dân này, và để “
cho chắc”, hàng năm lại có nhiều nhà hoạt động và ký giả bị bắt bớ trước dịp kỷ niệm 4-6.
Chuỗi những cuộc biểu tình về sau bị dìm trong bể máu khởi đầu vào tháng 4-1989, khi giới sinh viên và công nhân bắt đầu tụ tập tại quảng trường Thiên An Môn
đòi hỏi những biến chuyển dân chủ, dưới ảnh hưởng những sự kiện tại Liên Xô và Đông Âu. Bảy tuần sau, quân đội được triệu tập và chiến xa được điều động tới Thiên An Môn để
sả súng vào đoàn biểu tình.
Không có những số liệu chính xác về
con số các nạn nhân, mà theo những ước tính khi đó là hàng ngàn, nhưng những nghiên cứu mới đây nhất có thể lên tới hàng chục ngàn. Chính quyền Trung Cộng khi đó gọi những cuộc biểu tình là “
bạo loạn phản cách mạng” và trong quá trình đàn áp, đã có 200 thường dân, vài chục cảnh sát và quân nhân thiệt mạng, theo số liệu chính thức.