Ông Vajnai Attila và ngôi sao đỏ - Ảnh: MTI
Cụ thể, ông Vajnai bị phạt 120 ngàn Ft và ông Horváth bị một năm án treo, phán quyết này đã có hiệu lực pháp lý.
Sau phiên tòa, ông Vajnai Attila tuyên bố với Hãng Thông tấn Hungary rằng ông sẽ không trả khoản tiền phạt. Và nếu khoản tiền này được chuyển thành án tù giam (tương đương 200 ngày ngồi tù) và lệnh bắt giam ông Vaknai được đưa ra, ông sẽ xin tị nạn chính trị ở một quốc gia nào đó, nơi mà việc sử dụng hình tượng ngôi sao đỏ không bị cấm.
Luật sư của hai bị cáo đề nghị phiên tòa phúc thẩm hãy chờ phán quyết của Tòa án Nhân quyền Strasbourg vì vụ việc này cũng đang được xem xét tại đó và trong vòng 1 tháng, có thể quyết định sẽ được đưa ra. Tuy nhiên, thẩm phán Székely Ákos cho rằng, đạo luật cấm sử dụng những biểu tượng của các thể chế độc tài đã có hiệu lực từ năm 1993 và do đó, không cần chờ đợi gì nữa, phán quyết của phiên tòa đã có cơ sở. Vị thẩm phán này nhấn mạnh: các bị cáo đã nhiều lần cố tình sử dụng hình ảnh ngôi sao đỏ và hành động này cho thấy khả năng tán đồng với một thể chế độc tài. Ông Székely Ákos cũng chỉ ra rằng, đạo luật kể trên phân biệt rất rõ ràng việc sử dụng một biểu tượng độc tài trong nghiên cứu khoa học, với việc sử dụng nó để "thị uy", "biểu dương lực lượng".
Hai bị cáo còn tiếp tục mang ngôi sao đỏ trên người ngay trong phiên xử: ông Vajnai Attila đeo một huy hiểu có hình ngôi sao đỏ, còn ông Horváth Sándor đeo huy chương "Lao động xuất sắc" cũng chứa hình sao đỏ. Theo thẩm phán Székely Ákos, việc hai bị cáo đeo trên người và sử dụng hình tượng sao đỏ là một hành vi có chủ đích, chứ ở đây không hề có sự nhầm lẫn nào, kể cả việc có người cho rằng họ đeo hình sao đỏ với mục đích truyền bá kiến thức (nếu như vậy sẽ không phạm luật và đây cũng là lý luận của ông Vajnai khi được nói lời cuối cùng tại phiên sơ thẩm).
Trần Lê, theo Hãng Thông tấn Hungary MTI
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn