Giáo dục luôn là một chủ đề nóng ở Việt Nam, từ nghị trường đến vỉa hè, từ quan chức đến gia đình, ai cũng quan tâm và trăn trở về tình trạng tụt hạng của ngành này. Có nhiều ý kiến về nguyên nhân của tình trạng nói trên mà “thiếu tiền” thường là lý do được giới quan chức và cả một bộ phận không nhỏ dân chúng hay đưa ra nhất.
Nhưng có thật thiếu tiền là lý do tụt hậu của giáo dục Việt không?
Theo ông Nguyễn Văn Ngữ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) thì: “
Trong vòng 12 năm qua (từ 1998 - 2010), Nhà nước tăng dần đầu tư GD-ĐT từ mức hơn 13% lên 20% tổng chi ngân sách nhà nước. Với tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục như trên, Việt Nam thuộc nhóm nước có tỷ lệ chi cho giáo dục cao nhất thế giới”.
Mức đầu tư cho giáo dục liên tục tăng, dự án FDI cho giáo dục cũng không ít. Theo
số liệu thống kê của các Bộ, ngành, sau 10 năm thực hiện, Việt Nam đã thu hút được 80 chương trình, dự án ODA cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề với tổng số vốn ODA ký kết đạt 1.766 triệu USD chiếm khoảng 3,5% ODA ký kết của cả nước.
Hiện có 23 nhà tài trợ cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề, gồm 18 nhà tài trợ song phương và 5 nhà tài trợ đa phương. Trong đó, Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp là những nhà tài trợ chính cho các dự án ODA lớn ở Việt Nam. Riêng Dự án xây dựng trường Đại học Khoa học Công nghệ Hà Nội và dự án xây dựng trường Đại học Việt Đức đã chiếm tổng số vốn 400 triệu USD.
Đầu tư cả trong và ngoài nước đều tăng nhưng giáo dục Việt Nam vẫn rất lẹt đẹt. Như vậy câu chuyện không phải là TIỀN mà là CÁCH TIÊU TIỀN, hay là câu chuyện TƯ DUY của lãnh đạo. Không ai có thể phủ nhận giáo dục được thụ hưởng ảnh hưởng rất nhiều đến tư duy của con người sau này mà ai cũng biết, lãnh đạo các Bộ, ngành của Việt Nam bây giờ hầu hết là người đi học ở Nga về.
Mình và những người đi học ở Đông Âu, Mỹ, Anh, Úc… luôn luôn ngạc nhiên vì sao những người học ở Nga về có thể thần tượng nước Nga một cách mù quáng đến vậy? Chúng mình rất yêu và biết ơn những đất nước đã cưu mang và cho mình những tháng ngày tuổi trẻ tươi đẹp, bổ ích, tạo nền tảng cho cuộc sống và sự nghiệp sau này. Nhưng chúng mình cũng biết những đất nước ấy cũng có biết bao vấn đề, hạn chế riêng của họ, mà họ cũng phải vất vả hàng ngày để cải tạo.
Sự nhận biết ấy không làm giảm tình yêu của chúng mình mà thậm chí còn làm tăng hơn vì nó còn bao gồm sự chia sẻ, cảm thông khi biết họ còn nghèo, còn vất vả mà vẫn chia sẻ với mình. Bản thân họ cũng không che giấu những sự không hoàn hảo của đất nước họ và luôn hướng sinh viên đến sự học hỏi để hoàn thiện hơn. Cách nghĩ ấy giúp chúng mình luôn cố vươn lên vì biết không ở đâu có sự hoàn hảo - chứ không dậm chân tại chỗ theo một mô hình nào cả!
Ngược lại, những bạn “cuồng Nga” coi nước Nga - Liên Xô thời những năm 60-80 là hoàn hảo, đi đâu cũng không thấy bằng, làm gì cũng chỉ muốn học theo cái thời mà chính người bản xứ cũng muốn quên đi ấy. Một thầy giáo học ở Úc những năm 90 khi Việt Nam mới mở cửa, kể với mình, có một đoàn quan chức Bộ Giáo dục qua bên ấy để bàn bạc việc xin Úc trợ giúp phát triển giáo dục Việt Nam.
Sau vài ngày, họ ngơ ngác kể với thầy (khi ấy đang là nghiên cứu sinh trường Monash nên được Úc nhờ làm phiên dịch): “
Này, dân họ ở đây tốt như người Nga ấy nhỉ, hỏi gì đều chỉ dẫn nhiệt tình”. Thầy bảo: “
Chuyện ấy đơn giản, anh lạc đường họ còn lấy xe đưa về tận nơi chứ không chỉ chỉ dẫn đâu”! Bác kia mặt ngơ ngác, vẫn không tin!
Chuyện của mình có khi còn thê lương hơn! Năm 1998 mình qua Hawaii, tình cờ có dịp găp một hiệu trưởng Việt Nam tại buổi tiếp tân của một giáo sư, chủ nhiệm khoa của một trường ở Hawaii. Do hôm ấy chỉ có hai người Việt nên mình, lúc ấy mới chuẩn bị có bằng thạc sĩ, phải phiên dịch giúp thầy hiệu trưởng kia, vốn là một tiến sĩ ở Nga về và đã là phó giáo sư nên mình có phần nể lắm.
Nhà giáo sư là một biệt thự rất đẹp, xây theo kiểu nhà nghỉ có một tầng trệt, một lầu, có sân vườn và bể bơi riêng và cả khu làm babercue nữa. Hawaii là xứ đắt đỏ, khu nhà như vậy là mơ ước của nhiều người Mỹ chứ chưa nói đến dân nhập cư. Thầy hiệu trưởng và mình được dẫn đi thăm quan quanh nhà rồi vào phòng khách ngồi trong khi chủ nhà tiếp đón quan khách khác.
Mình rất ngạc nhiên khi thấy ông trưởng khoa và con trai tự tay đi làm babercue, vợ và con gái chỉ dọn dẹp. Sau này ông giáo sư ấy kể với mình là khi qua Việt Nam ông ấy rất ngứa mắt khi thấy đàn ông chỉ ăn nhậu, để mặc phụ nữ phục vụ. Ông ấy bảo như vậy không đáng mặt đàn ông, nhưng đó là một chủ đề khác.
Khi chỉ còn hai người, thầy hiệu trưởng thì thào với mình: “
Giáo sư ở Mỹ mà khổ quá nhỉ, phải ở nhà cấp 4 thế này, không được như giáo sư ở Nga, có căn hộ khép kín trong nhà cao tầng. Đã thế còn phải tự tay làm bếp nữa”. Mình đứng hình luôn!
Quan chức như vậy thì dễ hiểu là dù có đầu tư bao nhiêu đi nữa, giáo dục Việt Nam cũng khó có hy vọng cải thiện, đừng nói đến “
sánh vai cường quốc năm châu”!