Xem Phần 1 và Phần 2 của bài phỏng vấn.
• Vào tháng 5-2014 ông đã đến Ukraine để làm gì vậy?
Tôi đã dẫn đến Ukraine một trong những chuyên gia quân sự giỏi nhất của Phương Tây, mà theo đánh giá của giới quan sát, cả thế giới chỉ có khoảng mười người như vậy. Tên tuổi cũng như tiểu sử của ông ta không thể nói lên hết được những gì ông có. Kinh nghiệm, kiến thức của ông thì cả Bộ Tổng Tham mưu của Ukraine cũng không có được.
Tháng 5 năm ngoái số lượng các tay súng ly khai được vũ trang ở Donbas chỉ ước chừng vài trăm tên. Chúng tôi đã có sẵn kế hoạch cụ thể để tiêu diệt gọn nhóm phiến quân này trong thời gian tối đa là hai tháng. Kế hoạch tiêu diệt ly khai của chúng tôi chỉ chi phí hết bằng khoản tiền xuất khẩu hai chiếc xe tăng T90.
• Tôi lâu rồi không đến các cửa hàng bán đồ quân sự nên không biết giá của một chiếc xe tăng là bao nhiêu. Ông có thể nói ra con số giá của kế hoạch ấy không ạ?
Vào khoảng 6 triệu USD và một nửa trong số tiền ấy là tiền trang bị vũ khí, chính những vũ khí mà lâu nay Ukraine vẫn đang thuyết phục Phương Tây cung cấp cho mình. Chúng tôi đã được gặp lãnh đạo Ukraine, người mà thời điểm ấy có thể giải quyết được vấn đề.
• Ông có thể gọi tên ông ấy ra không?
Chẳng đáng để làm căng thẳng thêm vấn đề đâu. Nhưng bạn cứ tin rằng cấp độ cao đủ để giải quyết sự vụ. Ngày hôm nay ở Ukraine tên họ này mỗi người đều nghe thấy, còn vào tháng 5-2014 thì người này cũng có thể dễ dàng giải quyết chuyện phiến quân ly khai ở Donbas, nhưng thay vì giải quyết sự vụ ngay thì ông ta lại ngâm cứu kế hoạch. Bạn biết không, một trong những điều người Mỹ ngạc nhiên ở các quan chức Ukraine là thay vì nói “
có “hoặc “
không” thì họ lại ậm ừ điều gì đó không rõ ràng.
Tôi quay trở về Mỹ, nhưng vẫn đặt tâm huyết và sức lực để có thể khai thông công việc trên cấp độ Bộ và người đại diện Bộ ấy đã trình với tổng thống mới trúng cử của Ukraine. Nhưng phía Ukraine vẫn im lặng. Thế mà các phái đoàn của Ukraine vẫn không mệt mỏi chạy vạy khắp thế giới để đề nghị cung cấp vũ khí và lại nhận được lời từ chối. Còn khi đó, chuyên gia quân sự trực tiếp đến gặp ông ta, đưa ra một kế hoach đã được soạn thảo kỹ đến từng chi tiết...
Bạn hiểu không, quan chức Ukraine điển hình không giải quyết vấn đề, ông ta chỉ làm công việc thôi. Và đó chính là nguyên nhân mọi thảm họa của Ukraine.
Cuối những năm 80 ở KGB người ta kể một câu chuyện tiếu lâm chính xác như sự quan liêu của quan chức Ukraine hiện nay. Một điệp viên CIA được gửi tới Moscow với nhiệm vụ thực hiện cuộc đảo chính. Anh ta đến nơi, đất nước này làm anh ta yêu mến và lương tâm bắt đầu cắn rứt. Anh ta quyết định ra hàng. Anh ta đến Lubyanka và bảo, các bạn ơi, tôi là điệp viên CIA. Tôi sẵn sàng khai báo. Một anh KGB hỏi: “
Có nhiệm vụ gì không?”. Người Mỹ kiên quyết gật đầu. “
Thế thì anh sang phòng bên cạnh nhé” - KGB trả lời CIA.
“
Tôi là điệp viên CIA, tôi được giao nhiệm vụ ở nước các bạn” - anh CIA trình bày ở phòng bên cạnh. “
Thế anh có máy thu phát không?”. “
Có”. “
Thế thì anh sang phòng bên cạnh nhé”. Suốt cả ngày chàng người Mỹ bị đá từ phòng này sang phòng khác, đến chiều muộn, anh ta đã mệt lử, đến phòng cuối cùng liền nói một hơi: “
Tôi là điệp viên CIA, tôi được giao nhiệm vụ, có máy thu phát và có nhiều thứ khác...”. “
Thế thì biến đi mà thi hành nhiệm vụ nhé, đừng quấy rầy chúng tôi chuẩn bị tuần hành ngày 1-5”.
Mọi sự bây giờ chính xác là như thế ở Ukraine.
• Có lẽ là cả trình độ của ông lẫn trình độ của chuyên gia quân sự kia không đủ để thuyết phục lãnh đạo Ukraine chăng?
Trình độ của một trong những chỉ huy quân sự hàng đầu thế giới đối với bạn chưa đủ là uy tín sao? Trình độ chỉ huy các chiến dịch NATO cũng chưa đủ là uy tín sao? Có lẽ rằng chúng tôi phải mang kế hoach của mình thông qua Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc mới đủ để Kiev lưu ý tới.
Bạn đồng hành của tôi giống như mọi người Phương Tây nghiêm túc khác quen với việc chịu trách nhiệm cho lời nói của mình. Hơn nữa kinh nghiệm chiến đấu ở các chiến dịch quân sự là có thật. Nếu như bạn ấy nói rằng trong vòng hai tháng sẽ giải quyết vấn đề ly khai tại Donbas thì có nghĩa là mọi thứ sẽ như vậy và đến tháng 8-2014 mọi việc đã được bình ổn ở miền Đông Ukraine, còn cộng thêm cả các vũ khí nữa.
• Ông đánh giá thế nào về việc lãnh đạo Ukraine từ chối kế hoạch tiêu diệt ly khai của các ông?
Bộ máy không làm việc, đấy là điều khủng khiếp! Ukraine có hai kẻ thù - nước Nga của Putin và chính quốc gia của mình thể hiện trong bộ mặt của những quan chức. Bạn có nhớ tác phẩm của Radishchev “Cuộc hành trình từ Peterburg đến Moscow” được in vào thế kỷ 18 không? Trong một đoạn của cuốn sách, Radishchev đã mượn lời thơ của Trediakovsky như sau: “Con quái vật béo quay, hèn hạ và sủa nhắng lên”.
Đấy chính là miêu tả ngắn gọn và tuyệt vời nhất về bộ máy quan chức của Ukraine.
• Sau cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội, tại Ukraine đã thay đổi lãnh đạo. Ông có cố gắng trình bày lại kế hoạch của mình một lần nữa không?
Bản kế hoạch của chúng tôi vẫn đang nằm trên bàn của một trong những quan chức cao cấp. Đấy chính là người vẫn xuất hiện trên truyền hình đặt tay lên ngực mà la hét: xâm lươc, xâm lược... Tôi đã yêu cầu trả lời chúng tôi cho dứt khoát. Nhưng ông ta lúc thì đi, lúc thì đến, lúc thì ngã… Còn tôi thì đã hết lời. Người đại diện cho lãnh đạo Ukraine cũng đã chạy theo phái đoàn của Ukraine sang Trung Đông để xin chính những vũ khí mà chúng tôi cung cấp trong đĩa ăn kia rồi.
• Thế ông đã thử gặp trực tiếp Tổng thống Poroshenko chưa?
Đấy cũng là vấn đề đấy. Các bạn có một tổng thống tuyệt vời, nhưng với nghĩa là khi ông ấy làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cơ - không thể có người nào hơn được. Tôi đã thấy ông ấy phát biểu ở cuộc Hội nghị thượng đỉnh tại Mỹ. Đấy là mẫu mực đỉnh cao của nghệ thuật ngoại giao. Nhưng có một thứ đạo luật Murphy: mỗi người dù là quan chức hay nhà quản lý rồi sẽ đến một lúc nào đó đạt được đến giới hạn của nghề nghiệp.
Tôi sợ rằng ngài Poroshenko đã đạt đến giới hạn đỉnh cao của vị trí Ngoại trưởng. Bởi vì trên cương vị tổng thống, ông ấy gặp phải hai vấn đề: lựa chọn nhân sự, đặc biệt trong lĩnh vực quân sự, dựa theo tiêu chí trung thành cá nhân chứ không phải trình độ chuyên nghiệp, và vấn đề thứ hai là ông không hiểu rằng số phận Ukraine hiện nay được quyết định trên chiến trường chứ không phải trên bàn đàm phán, những nỗ lực ngoại giao không thể biến những thất bại trên chiến trường thành chiến thắng trên bàn đàm phán.
Ngoại giao chỉ có thể củng cố và ghi nhận cho chiến thắng trên chiến trường mà thôi. Dường như tôi thấy (rất mong là tôi sai lầm) rằng ngài Poroshenko chẳng hiểu gì về công việc quân sự cho nên không đặc biệt quan tâm đến vấn đề này và đã quá tin tưởng giao số phận đất nước cho những vị “
tướng văn phòng”. Mà đấy sẽ là công thức của những thất bại thảm hại.
• Thế ông có thấy rằng có quá nhiều điều trên chính trường Ukraine trực tiếp chỉ ra rằng, việc dừng cuộc chiến tại Donbas là bất lợi,vì đó chính là cái cớ để không tiến hành cải cách hàng loạt hệ thống đang là nơi nương náu của các hoạt động làm ăn phi pháp?
Điều đó sẽ kết thúc tồi tệ lắm vì sẽ lại có một Maidan nữa và mọi điều đều sẽ vỡ nát. Tôi thực sự không hiểu được chính sách nhân sự của Poroshenko. Việc bổ nhiệm Bộ trưởng Quốc phòng cũ của Ukraine (Đại tướng Valeri Geletei, đứng đầu Bộ Quốc phòng từ 3-7 đến 14-10-2014) đúng là một sự phá hoại Ukraine. Tôi có nghiên cứu và phát hiện tiểu sử của vị tướng này. Hóa ra ông ta tốt nghiệp Trung cấp Công an Ivano-Frankivsk và bị sốc.
Tôi xin hỏi: ngài tổng thống Ukraine - giả như (cầu trời đó không phải là sự thật) ngài cần phải phẫu thuật gì đó phức tạp như tim chẳng hạn thì ngài có tin tưởng một người chỉ tốt nghiệp có Trung cấp Y khoa hay không? Vào thời Xô-viết, một người có học vấn như thế thì chức vụ cao nhất mà anh ta có là cảnh sát khu vực, thế mà ở đây ông ta lại là cả một bộ trưởng quốc phòng của một đất nước đang chiến tranh.
Tôi xem vài bài phát biểu của Geletei, ông ta dám mở miệng để nói rằng ông ta học tập chiến đấu trong thời gian tại chức. Đấy là ngay trước khi chảo lửa Ilovaisk diễn ra. Ông ta thậm chí còn không hiểu rằng việc “
học tập trong thời gian tại chức” của ông ta có giá hàng trăm sinh mạng, thậm chí hàng nghìn con người. Nếu một ông cảnh sát với trình độ Trung cấp mà làm được Bộ trưởng Quốc phòng thì có lẽ Tổng Tham mưu trưởng phải tốt nghiệp trường dạy nấu ăn.
Mặc dù tình hình ảm đạm như vậy nhưng vẫn đang có một hy vọng lớn. Tôi đang nói về một thế hệ những người Ukraine mới, những người mới bước vào chính trường khoảng mười năm trở lại đây. Những người này có một bộ óc được lập trình đúng đắn, khi có những nhiệm vụ được đặt ra, họ suy nghĩ và tìm kiếm các giải pháp để giải quyết nó.
Còn các quan chức Ukraine truyền thống thì giải quyết bằng cách nào? Trước tiên là họ sẽ đánh giá: ta sẽ được gì trong vụ này? Nếu chẳng được gì thì họ chẳng cần giải quyết công việc đó. Nếu số phận đất nước lại phụ thuộc vào những người này thì đất nước sẽ vẫn ở cái nơi mà 25 năm sau ngày độc lập nó đang ở: chẳng có quân đội cũng chẳng có tiền.
Có lẽ Ukraine phải trải qua kịch bản của “Kinh Thánh” khi Moises dẫn dắt dân tộc mình bốn mươi năm đi qua sa mạc để trái đất dành cho những người tự do như đã hứa. Có lẽ đất nước phải chờ đợi để những đại diện với lối tư duy quan chức cũ kỹ chết bằng cái chết tự nhiên của mình.
• Vậy là trong khi chờ các chính khách thế hệ cũ rời bỏ quyền lực một cách tự nhiên thì Ukraine sẽ biến mất.
Mọi việc ở đây phụ thuộc vào điều gì sẽ xảy ra với anh hàng xóm phương Bắc của các bạn. Hiện thời số phận nước Nga lại phụ thuộc rất lớn vào tổng thống Mỹ. Chỉ cần ký hai văn bản, chẳng cần đến đòn hạt nhân nào, Obama cũng đẩy nước Nga vào tình trạng tiền trụy tim.
• Điểm này ông có thể nói rõ được không?
Thứ nhất: các tập đoàn độc quyền dầu mỏ đang gây sức ép lên Obama đòi hỏi gỡ bỏ luật cấm xuất khẩu dầu thô Mỹ. Hiện Obama vẫn đang chống lại sức ép này, nhưng vẫn có hy vọng. Nếu Obama ký văn bản này, giá dầu thô trên thế giới sẽ hoàn toàn sụp đổ.
Thứ hai: xuất khẩu khí hóa lỏng. Hiện thời trong tháng 1-2015 trên bàn làm việc của Obama đang có hơn 100 đơn đề nghị cho phép xuất khẩu khí hóa lỏng, nhưng chỉ có 5 đơn đề nghị được duyệt. Và hiện nay các hoạt động vận động hành lang đang ráo riết gây sức ép lên tổng thống. Khoảng 7-8 tuần nữa (tháng 7-2015 - ND) hóa lỏng đầu tiên sẽ lên đường sang Châu Âu. Nếu lệnh cấm xuất khẩu khí hóa lỏng cũng được gỡ bỏ thì giá khí đốt của thế giới cũng sụp luôn.
Và cả trong trường hợp thứ nhất hay trường hợp thứ hai thì Kremlin cũng tận số. Bạn có biết điều độc đáo của nước Nga là gì không? Những đất nước bình thường khi nền kinh tế tốt thì luôn phát triển bình thường. Còn nước Nga thì chỉ khi trải qua các vấn đề kinh tế nghiêm trọng mới có những bước đi trong chính sách đối ngoại. Cứ khi nào nước Nga có tiền thì nó lại mất hết cả lý trí.
Nước Nga là đất nước có định hướng không truyền thống, có nghĩa là trong kế hoạch phát triển sách lược của nước Nga thì tất cả mọi thứ được thực hiện tập trung vào một chỗ thôi. Nếu Phương Tây không gỡ bỏ chế tài thì nước Nga sẽ sụp đổ sau hai năm nữa.
Trong các giếng dầu hiện đang khai thác ở Nga, theo đánh giá của các chuyên gia, khối lượng dầu chỉ còn cho khai thác hai năm nữa. Còn phát triển các giếng mới thì Nga không thể làm được trong tình trạng các chế tài của Phương Tây đang có hiệu lực. Vậy là hai năm nữa, đất nước không còn dầu mỏ.
• Có thể vấn đề không phải là ở chính nước Nga mà là ở đường lối lãnh đạo chính trị hiện nay?
Đôi khi tôi có cảm tưởng, Putin là tay chân của một thế lực quốc tế độc ác giấu mặt nào đó, là kẻ đã nhận được nhiệm vụ rằng phải thanh toán nước Nga lần này và vĩnh viễn. Thay vì xây dựng mối qua hệ tốt đẹp với Châu Âu, xuất khẩu khí đốt và dầu mỏ là những thứ mang lại lợi nhuận khổng lồ cho ngân sách Nga, thì Putin lại hành xử kiểu chó má.
Thậm chí ngay trong thời kỳ chiến tranh lạnh đang ở đỉnh điểm, các nhà lãnh đạo ngày xưa ở Kremlin cũng không bao giờ đe dọa kiểu tống tiền các nước Phương Tây bằng việc cung cấp khí đốt và dầu mỏ. Không - bao - giờ! Thậm chí kể cả một kẻ ngu đần cũng hiểu rằng không được chặt cái nhánh cây mà mình đang ngồi. Và lại còn kêu gào, trong cuộc chiến với Ukraine, chính NATO có lỗi vì đã tiến gần đến biên giới Nga!
Thế mà chính Putin đã làm hồi sinh NATO đấy. Trước khi Nga xâm lược Ukraine, khối này thực tế chỉ còn tồn tại trên giấy, nhưng bây giờ nó đã sống lại rồi. Dường như Nga xâm lược Ukraine để nước này không gia nhập NATO được, nhưng hiện nay thì quân lính của NATO đã có mặt ở các nước Baltic, ngay biên giới với Nga thôi. Vậy thì những “
người Nga yêu quý” hãy cảm ơn Putin về điều này nhé!
Vào cuối những năm 1980, hai năm trước cuộc đảo chính tháng Tám, chúng tôi được điều sang làm công tác phân tích. Chúng tôi thu thập tin tức từ mọi miền của Liên Xô và cố gắng hiểu, điều gì đang xảy ra. Khi đó tôi đã nhìn thấy những dấu hiệu rõ ràng về việc Liên Xô sắp tan rã. Hiện nay tôi cũng nhìn thấy những dấu hiệu đó ở nước Nga. Putin đã làm rất nhiều việc để tổng thống tiếp theo của Hoa Kỳ sẽ là một Reagan mới, để chính sách ngăn chặn và kiềm chế Liên bang Nga sẽ là đường lối đối ngoại lâu dài của Hoa kỳ.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa mà tự biến mình thành một kẻ ngoài lề kép kín - có nghĩa là biến nước Nga thành một quốc gia hạng ba hoặc là hoàn toàn hủy diệt nó. Nhưng Putin đang cố gắng nỗ lực để làm điều đó vì ông ta cho rằng đấy là phương pháp duy nhất để ông ta duy trì quyền lực của mình cho đến lúc phải vào quan tài.
• Nếu Putin bị loại thì Ukraine và Nga có hết là thù địch?
Không! Thật đáng tiếc, đấy đã là số phận của Ukraine mất rồi, cho dẫu rằng ai bước vào Kremlin cũng vậy. Nước Nga đã không nắm được tiên đề quan trọng nhất: chính khách cũng như chiếc tã của trẻ sơ sinh, cần phải luôn thay mới. Nếu đất nước cứ sử dụng lại những chính khách đã cũ thì dù là ai bước vào Kremlin cũng sẽ cố ở lại đó vĩnh viễn và rồi lại biến đất nước thành một đầm lầy. Đó là ý chí dân tộc và cũng là thảm họa của nước Nga, bởi chính điều này sẽ phá hủy nó.
Cũng chính vì vậy mà một Ukraine dân chủ, phồn vinh và cởi mở là một khúc xương chặn ngang họng của Kremlin.
Ai sẽ thay thế Putin? Lại là những kẻ từ một xó xỉnh nào đó của Peterburg thôi. Ví dụ có thể là cựu Giám đốc FSB, nay là Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga Nicolai Patrushev. Ông ta cũng giống như Putin, đã làm việc tại sở KGB Leningrad, cũng là chuyên gia trong lĩnh vực tổ chức các cuộc đi săn, câu cá cho các cấp lãnh đạo. Những tay “thợ săn” đó có mặt ở mọi sở KGB, dẫn cấp trên đi dã ngoại, thanh toán các cuộc vui và bây giờ thì lãnh đạo Hội đồng An ninh.
Nếu như đầu đàn của một bầy sư tử là một con cừu, thì bầy sư tử ấy sẽ biến thành một bầy cừu. Và khi đó, có quan trọng gì là ở nước Nga có bao nhiêu người thông minh đâu, khi lãnh đạo nó là Vova Putin!
(*) Có thể tham khảo bản tiếng Anh của cuộc phỏng vấn.