(NCTG) “Karikó nói rằng vinh quang khoa học không phải là điều trong tâm trí bà lúc này. “Thực sự, chúng tôi sẽ ăn mừng khi sự đau khổ của con người kết thúc, khi sự khó khăn và tất cả thời gian khủng khiếp này sẽ kết thúc” - chân dung khoa học về người phụ nữ đã góp phần cứu vãn thế giới dưới ngòi bút của một đồng nghiệp, tác giả Lê Thiết Thành từ Hoa Kỳ.
(NCTG) “Teller Ede đã dùng trí tuệ của mình phục vụ cho quê hương thứ hai, Hoa Kỳ, theo niềm tin và cách nghĩ của ông. Các phần thưởng cao quý của nước Mỹ dành cho ông cũng để tưởng thưởng nỗ lực ấy, của một con người “luôn đi trước bạn hàng ngàn bước chân”, “chói lọi hơn tất cả”, theo nhận xét của nhà khoa học James Arnold.
(NCTG) “Một điều rất đơn giản rằng “cái gì không phải do mình tạo ra, viết ra mà nhận là sản phẩm của mình tức là ăn cắp, và hành xử lập lờ như thể đó là của mình là gian trá” cũng không phải điều dễ dàng được công nhận và đồng thuận” trong bối cảnh Việt Nam có “sự “chênh” trong quan niệm về đạo đức nói chung, đạo đức nghề nghiệp nói riêng”, cũng như “lỗ hổng về hiểu biết cũng như ý thức về tác quyền”, theo phân tích của tác giả Đỗ Thị Ngọc Quyên từ Hà Nội.
(NCTG) “Tôi vẫn bồi hồi khi nhớ lại những buổi trưa mùa đông nơi này, tuyết trắng trời, không áo khoác chạy vội ra cổng lục thùng thư và hớn hở ào vào nhà với lúc thì cuốn sách lúc thì cuốn tạp chí gửi từ Mỹ hay Pháp qua, rồi sau đó: một tập giấy mỏng 16 trang chữ bé tí tì ti: “Nhịp cầu Thế giới”, gửi từ Hung, báo lúc đó còn chưa áo quần” - chia sẻ của tác giả Lê Minh Hà từ Berlin về những kỷ niệm với báo chí Đông Âu.
(NCTG) “Chúa ơi, động tác ấy mới quen thuộc làm sao, chính anh đã ước ngàn lần ôm vai cô âu yếm như thế, để hết tâm mình vào một động tác gần gũi thân thương, nhưng có phải lúc nào anh cũng làm được như thế. Mà tại sao gã kia lại làm được, dễ dàng, tận tâm. Cứ như gã ấy chính là anh vậy…” (trích đoạn tiểu thuyết “Lời thề Budapest”).
,(NCTG) “Chung cư” đúng hay “chúng cư” đúng? Phải chăng “chúng cư” là đúng, vì “chúng” ở đây nghĩa là “đại chúng”? “Chúng cư” nghĩa là cái nhà đại chúng, cho đông người, như một số người từng giải thích? - tác giả Phúc Lai từ Hà Nội bàn về câu chuyện ngôn ngữ.
(NCTG) “Như ngực em tròn run rẩy - Nhựa xuân chờ dịp dâng đầy” - dịch giả Phan Anh Sơn với chùm thơ Hungary do anh chuyển ngữ, cùng những chia sẻ về việc dịch thơ.
(NCTG) “Dear Người tình” của Lê đúng như con người cô, yêu đương say đắm nhưng cũng vẫn giữ nét trong sáng, ngây thơ, e ấp rụt rè nhưng cũng có lúc khảng khái, kiên quyết”.
(NCTG) “Phú Quang là vậy, bộc trực thẳng tính nhưng cũng biết kiềm chế khi cần. Trong con người ông, song song tồn tại tính nghệ sĩ đồng thời với tính kỷ luật nghiêm túc” – tác giả Đăng Hương nói về cố nhạc sĩ Phú Quang.
(NCTG) “Người bốn phương không cần ghé Hà Nội, nghe nhạc Phú Quang là biết một nửa Hà Nội, chỉ cần đi thêm một nửa cho rõ con đường ấy”.
(NCTG) “Giờ thì Phú Quang ra đi, chắc chắn để lại nhiều nỗi nhớ khắc khoải qua những ca khúc bàng bạc trong âm nhạc Việt Nam mấy chục năm qua, đẹp trong sự cô quạnh và thanh khiết...”.
(NCTG) Trong những ngày cuối năm, lại một nghệ sĩ nữa rời xa dương thế: nữ danh ca Ambrus Kyri, được xem như ngôi sao đầu tiên của tuổi mới lớn ở Hungary trong thập niên 60 thế kỷ trước, người từng tham dự 5 trên 6 kỳ thi Tiếng hát Truyền hình (Táncdalfesztivál) do Đài Truyền hình Hungary (MT) tổ chức.
(NCTG) Ca - nhạc sĩ Bokor Tibor, thành viên sáng lập “Color” - được đánh giá là ban nhạc “tỉnh lẻ” xuất sắc nhất của Hungary thập niên 70 thế kỷ trước -, tác giả của nhiều ca khúc mà tới giờ vẫn được giới hâm mộ đánh giá là rất “chất lượng”, nên thơ và phản ánh đời sống nội tâm phong phú, vừa qua đời đột ngột hôm qua, 2/12/2021, tại một bệnh viện ở Los Angeles, hưởng dương 66 tuổi.
(NCTG) Bruce (Xiaoyu) Liu (Lưu Hiểu Vũ, gốc Hoa) quốc tịch Canada vừa giật giải nhất tại Cuộc thi Dương cầm Quốc tế Chopin lần thứ 18, tiếp nối kỳ tích của thầy là GS., danh cầm Đặng Thái Sơn vào năm 1980. Kỳ thi lần này được coi là chứng kiến sự bùng nổ của các thí sinh trẻ gốc Á, mà trong số đó Đặng Thái Sơn góp “hơi bị nhiều” các môn sinh.
(NCTG) Tự do “là nền tảng nghệ thuật của chúng tôi”, “là một nghệ sĩ đến từ một nước Cộng sản cũ, tôi không bao giờ, không bao giờ làm điều gì phục vụ một lý do nào đó, tôi chỉ làm vì tôi thích, và đó là nhu cầu tối thượng”. Đó là quan niệm nghệ thuật của Christo Vladimiroff Javacheff, cố nghệ sĩ đã cùng vợ của mình, bà Jeanne-Claude, trở thành tác giả những dự án để lại nhiều tiếng vang - kèm những tranh cãi gay gắt - trong nền nghệ thuật đương đại.
(NCTG) “Đêm Hà Nội đã ôm trọn lấy mình trong những nỗi buồn, trong những con đường về một mình, để không thể bội bạc mà quên những đêm, mình an ủi bản thân rằng mình không cô độc, ít nhất, ngước mắt lên, một vầng trăng mờ tỏ vẫn dõi theo” - ký ức Hà Nội đêm của tác giả Bùi Uyên.
(NCTG) Tròn 35 năm trước, trong chuyến lưu diễn lịch sử và đáng nhớ tại Budapest ngày 27/7/1986 tại Budapest của ban nhạc “Queen”, Freddie Mercure đã mang đến một bất ngờ khủng khiếp cho khán giả tại Népstadion (Sân vận động Nhân dân, tiền thân của Puskás Aréna hiện tại) khi anh cất giọng hát “Tavaszi szél vizet áraszt, virágom, virágom...”.
(NCTG) Nhân Ngày Châu Âu 9-5, nghe lại “Insieme 1992” - bài hát đoạt giải nhất Cuộc thi Tiếng hát Truyền hình Châu Âu (Eurovision songs contest) năm 1990 ở Zagreb (Nam Tư), nói về giấc mơ về một Châu Âu thống nhất năm 1992. Năm 1992, như đã biết, là năm ký kết các thỏa thuận để Liên Âu được chính thức thành lập vào 1993.
(NCTG) “Sài Gòn là miền đất trốn chạy trong tâm trí mỗi khi tôi thấy mình lạc lõng giữa những khách sáo, giả tạo được định danh “lịch sự Tràng An” nhiều lúc làm tôi nổ tung, muốn chỉ đơn giản yêu là yêu, ghét là ghét, sao cứ rào đón giấu giếm?” - cảm nhận của tác giả Bùi Uyên về mảnh đất Sài Gòn.
Trong những ngày dịch bệnh hoành hành trên đất nước Hungary, mà vị thủ tướng nước này phải thốt lên than thở “chúng ta đang ở những thời khắc đen tối nhất trước bình minh”, số ít du khách đặt chân tới thủ đô Budapest có thể thấy trên đường phố những áp-phích khổ lớn với dòng chữ “Mùa xuân Bartók” (Bartók tavasz).