LUỒNG SÁNG VIỆT NAM

Thứ bảy - 02/05/2015 02:58

(NCTG) “Nghe thấy tiếng cười. Nghe tiếng còi xe. Đêm dài đã sang ngày. Đất nước bị tổn thương này đã được hàn gắn, mãi bất khuất trường tồn”, cảm nhận của Andrew Lam.

Ảnh: Catherine Karnow
Ảnh: Catherine Karnow

Hai mươi năm trước, tôi đặt chân lên đường phố Hà Nội và bước vào bóng tối. Điện mất, đám mây che mờ ánh trăng. Mùi hương váng vất ngập trong không khí, và tôi nhìn thấy những bóng mờ lướt qua, chấm đỏ quay quay thành vòng trên hè phố. Mắt tôi điều chỉnh: Những tay xe ôm địa phương đốt cả bó hương để xua đi những ám quẻ của người lái xe bên cạnh. Thủ đô của Việt Nam biến thành một ngôi đền linh thiêng, đầy ma.

Hà Nội đó, thành phố quằn quại trong hương khói và bóng đêm, nhưng còn đó một ký ức xa. Hiện giờ, những ngọn đèn nê-ông thắp sáng đêm. Bốn mươi năm sau khi chiến tranh kết thúc, đất nước này thống nhất và thể chế chính trị theo Phương Tây, dân số Việt Nam đã tăng gần gấp đôi. Những sân golf đang dần thay thế những thảm lúa. Những thành phố mới đã mọc lên nơi chỉ là những mái bê tông, và những tòa nhà cao tầng có tầng hầm giống như Hà Nội, Đà Nẵng và TP. HCM. Thậm chí những cư dân thành phố định cư lâu dài đã không nhận ra thành phố của họ khi họ thả bộ xuống dọc thành phố.

Một nơi chốn là nỗi sợ sệt của quân dịch Mỹ đã trở thành điểm đến thúc đẩy các khách du lịch bụi, yêu thích du lịch biển, và vâng, cả những cựu chiến binh với chuyến du hành về nguồn. Họ đến để ngắm núi non dần hiện lên trong sương mù buổi sáng và từng đụn cát lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời xứ nhiệt đới. Họ đến để nếm những hương vị ẩm thực tinh tế và hưởng thụ cuộc sống đêm oi bức. Họ đến để bơi trong biển lung linh và chọn mua những hàng lụa đầy sắc màu.

Tôi rời Việt Nam khi còn là một đứa trẻ trong khoảnh khắc xe tăng của bộ đội lăn bánh vào Sài Gòn và kết thúc cuộc chiến tranh tại Việt Nam của người Mỹ. Đó là ngày 28-4-1975. Gia đình tôi trốn chạy, trong làn sóng đầu tiên của những người tị nạn. Tôi khi đó 11 tuổi. Tôi lớn lên và trở thành một công dân Mỹ và là một nhà văn, một nhà báo. Nhưng tôi chưa từng quên Việt Nam, và đã nhiều lần trở lại tận thấy đất quê hương sau những bụi tre.

Nếu câu chuyện của những chiếc xe đạp trong đêm tối đó, của bùn đen và đường vòng phía sau với hàng dài người đứng xếp hàng chờ mua thực phẩm, tựu lại thành chuỗi tôi đã kể cách đây một phần tư thế kỷ trước, câu chuyện tôi kể bây giờ là một sự khác biệt hoàn toàn - đó là một đất nước vươn thẳng hiện đại và đổi thay, một xã hội hòa nhập giữa văn hóa, kinh tế toàn cầu với một tốc độ chóng mặt.
 
Tác giả Andrew Lam
Tác giả Andrew Lam

Ở Hà Nội, những chiếc xe đạp han gỉ được thay thế bằng những chiếc mô tô Honda. Phố cổ hiện giờ, những con phố hẹp và ngôi nhà lịch sử, được lấp đầy những mái vòm có gắn màn hình quảng cáo và quán karaoke, với quán cà phê cùng cửa hàng bán kẹo, ô mai. Thậm chí Hồ Hoàn Kiếm cổ mờ ảo trong đêm, giờ treo đầy những ngọn đèn sáng lóa.

Tại TP. HCM, xưa kia với tên gọi Sài Gòn, bạn có thể chọn lựa: lang thang cùng với một người hàng xóm nhỏ bé nào và bạn cũng có thể đâm sầm phải những người đàn ông già đang ngồi trên chiếc ghế gỗ con con trong các hẻm uống cà phê và hút thuốc; hoặc, buổi tối, tụ tập ở Chill Sky Bar ngay trên đỉnh của tòa tháp AB để ngắm hoàng hôn bao trùm các đại lộ của thành phố tựa như những dòng sông vàng cuộn sóng và điên cuồng phía dưới.

Quá nhiều thứ đã thay đổi, song quê hương của tôi vẫn còn đó một vẻ đẹp diệu kỳ, một đất nước bởi những ngọn núi và dòng sông cùng những bãi biển ngàn năm sóng vỗ. Đất nước này cũng tạo nên những nụ cười và những tiếng cười, của sự thảnh thơi và của kỷ niệm…

Một trong những ký ức vui thích của tôi là ngắm những ngư dân trên biển Phan Thiết neo thuyền trên bờ biển để bội thu trong ngày, bóng của họ dường như chập chờn yếu thế dưới mặt trời vững chãi, và biển như một tấm thảm chấm bạc li ti ở phía chân trời; hay cánh buồm cụp trên dòng Sông Hương của Huế, cố đô Việt Nam, một tối mùa hè, không gian sực nức mùi hương của hồ sen gần đó, người đàn bà lái đò già cả đang cất lên những câu hát về hoàng cung và con người đã thuộc về dòng Hương thủa xưa. Tôi nhớ mình ngồi bên đống lửa trại viền núi Lâm Viên nhìn về quê cũ, Đà Lạt. Hàng ngàn biệt thự xây kiểu Pháp thấp thoáng trên đồi, và người bạn thân nhất của tôi ôm đàn ghita cùng ba cô gái Lát trẻ đang hát những bản tình ca.

Một sáng sớm gần đây ngoài ban công khách sạn tôi ở giữa Sài Gòn, tiếng rít của mô tô xe hơi và những công trường xây dựng khiến tôi điếc đặc, tôi bắt đầu nghi ngờ về trí nhớ của bản thân mình về mùi hương nồng nặc trong bóng tối. Một là về ý nghĩ cố hương của điều đã qua và đã mất. Hay là điều gì đó về một chiếc mô tô và lái vô định trong luồng người giao thông, tràn đầy năng lượng của sức trẻ của một nơi chốn mãi mãi là trẻ trung này. Nghe thấy tiếng cười. Nghe tiếng còi xe. Đêm dài đã sang ngày. Đất nước bị tổn thương này đã được hàn gắn, mãi bất khuất trường tồn.

(*) Andrew Lam (sinh năm 1964) là nhà văn, nhà báo gốc Việt quốc tịch Mỹ, chủ bút của trang “New America Media”, bình luận viên của Đài truyền thanh Công cộng Quốc gia ở San Francisco, tác giả của nhiều đầu sách có chủ đề về người Việt nhập cư tại Mỹ. Bài viết này của ông đăng trên tạp chí “National Geographic” (số tháng 4-2015) với minh họa các bức ảnh về Việt Nam của nhiếp ảnh gia Mỹ Catherine Karnow.

Hiếu Thảo chuyển ngữ từ nguyên bản tiếng Anh


 
Tổng số điểm của bài viết là: 31 trong 7 đánh giá
Xếp hạng: 4.4 - 7 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn