Đó là nghệ sĩ Văn Vượng, với
một bản nhạc mang dáng dấp bán cổ điển, đẹp và lắng. Gợi nhớ trong tâm tưởng người xa Hà Nội những hình ảnh về một thành phố đẹp một cách “
lầm than, lao khổ và xa vắng”, như có lần mình đã viết.
Một Hà Nội “
dặm dài trong gian khó”, để mỗi lần nhớ lại, không khỏi cảm giác hoài nhớ, khắc khoải và chua xót. Hay như cách nói của anh Phạm Xuân Nguyên khi nhận xét về những trang viết của một người Hà Nội, “
xao xác, xót xa rất nhiều”...
Ít ai để ý hay biết rằng,
bản nhạc không lời ấy, còn có phần ca từ như thế này:
Chiều hồ Tây im bóng mây
Chiều êm êm ru khóm cây
Mái tóc vương hoàng hôn
Áo xanh in chiều buông
Em bước đi bên hàng cây
Hương gió hôn trên làn môi.
Hà Nội ơi yêu nhất Người
Là bài ca hát muôn nơi
Tiếng nói cười vang trên năm cửa ô
Mặt hồ Gươm làn mây nhẹ bay trong gió xuân
Vang tiếng chuông chùa lắng bên hồ nghe xúc động.
Hà Nội ơi, trong mắt ai
Người tôi yêu hát lên đi
Hát với tôi, với tháng năm dần trôi
Hà Nội ơi trong mắt ai.
Những âm thanh đường phố lắng trong tim triệu người.
10-10 năm nay, mình hoàn toàn thờ ơ khi đọc những tin Hà Nội kỷ niệm ngày tiếp quản với việc quảng bá món kim chi của Hàn Quốc, thả chim hòa bình (nhưng không có gì chắc là sẽ bay được), hoặc pháo hoa pháo hoét...
Tuy nhiên, mình cũng đã để thời gian để nghe và xem lại
những âm thanh, hình bóng của quá khứ, giờ đa phần chỉ còn lại trong ký ức.
“Hà Nội trong mắt ai”? Có lẽ trong mắt tất cả những ai đã trải qua những năm tháng chiến tranh, rồi hậu chiến, bao cấp đầy gian nan, nhọc nhằn nhưng vẫn vô cùng thân thương.
Một Hà Nội rất nhiều nắng và gió. “
Những mùa xanh xưa chúng ta” (Lê Minh Hà)...