Truyện ngắn của Bùi Ngọc Tấn: NGƯỜI CHĂN KIẾN

Thứ sáu - 13/04/2012 23:09

(NCTG) Nhà văn Bùi Ngọc Tấn, tác giả của tiểu thuyết tự sự nổi tiếng “Chuyện kể năm 2000” và nhiều tác phẩm văn học giá trị khác, vừa được “Giải thưởng Sách & Biển Henri Queffélec” tại Liên hoan “Sách và Biển” tại Pháp năm 2012 cho tác phẩm “Biển và chim bói cá” (2009).


Nhà văn Bùi Ngọc Tấn


Giải thưởng thường niên có giá trị này thoạt tiên mang tên “Sách về biển” (Livre Maritime), sau đó đổi thành “Giải thưởng Henri Queffélec” vào mùa hạ 1992, mang tên một nhà văn viết về biển nổi tiếng của Pháp, ông Queffélec, tác giả của chừng 80 cuốn sách, Giải thưởng lớn của Hàn lâm viện Pháp. Từ năm 2003, Giải mang tên “Giải thưởng Sách & Biển Henri Queffélec” như hiện tại.

Do NXB l’Aube ấn hành, bản Pháp ngữ tiểu thuyết “Biển và chim bói cá” (dịch giả Tây Hà thực hiện) đã vượt qua năm tác phẩm khác của các nhà văn Canada, Pháp, Bỉ để lọt vào chung khảo và đoạt Giải thưởng lớn (Grand Prix), không có giải nhì. Được tin vui này, nhà văn Bùi Ngọc Tấn đã phát biểu: “Đạt được giải Henri Queffelec mỗi năm dành cho một tác phẩm nói về biển, thật là một vinh dự lớn cho tôi, nhất là khi qua mạng Internet tôi được biết trình độ rất cao của những tác giả cùng tranh cử.”


Nhân dịp này NCTG xin trân trọng giới thiệu “Người chăn kiến”, một truyện ngắn rất đặc sắc của nhà văn Bùi Ngọc Tấn, cùng bản dịch tiếng Hungary của dịch giả Giáp Văn Chung. Trong trao đổi với nhà văn Phạm Tường Vân, tác giả cho hay: “Tôi viết để dự thi cuộc thi truyện cực ngắn của Tạp chí Thế Giới Mới. Viết chỉ trong một ngày xong. Đinh ninh nó sẽ đựơc giải. Thế nhưng ngay cả in trên tạp chí cũng không. Sau vụ đó, tôi càng hiểu giải thưởng có ý nghĩa gì”.

*

NGƯỜI CHĂN KIẾN

Cái tay B trưởng ấy hoặc đã chán mọi chuyện đánh đấm, hoặc có máu hài hước. ông M vừa bị vài cú khai vị tưởng rụng quai hàm thì hắn hét bọn đàn em vây quanh ông đang nổi cơn say đấm đá:

- Thôi.

Hắn bước tới gần ông. Nhìn. Ngắm:

- Trắng.

- ...

- Làm nghề gì?

Ông nuốt một bụm máu, nửa cái răng gẫy vào bụng và biết nên nói thật:

- Giám đốc.

B trưởng reo lên:

- Thảo nào. Trắng như con gái.

Rồi thật bất ngờ:

- Cho làm nữ thần Tự Do.

- ...

- Tượng nữ thần Tự Do ở bờ biển Nữu Ước. Làm giám đốc mà không biết à?

Ông thoát khỏi trận đòn nhập B mà chưa ai lường hết được sự ghê gớm và hậu quả của nó. Thay vào đó ông phải khỏa thân leo lên bậc thang cao nhất, giáp cửa song sắt ngăn với sân xê rom, cái sân thượng chỉ về đêm mới có lính gác. Tay ông giơ lên cao khi gói kẹo, khi quả dưa chuột - những đồ tiếp tế của anh em tù - để làm nữ thần Tự Do. Trần truồng trước hàng trăm con mắt, thật nhục nhã, quá sức chịu đựng đối với một người từng làm giám đốc lại đã đứng tuổi như ông. Ở trên ấy ông thèm được như ông già chủ nhiệm hợp tác xã dưới kia, chỉ phải bế bọc nội vụ đi quanh, hát ru em bài Bé bé bằng bông.

Ðúng là tay B trưởng này có máu đại hài hước. Trời nóng, hắn ngồi phè phẹt giữa sàn, hét:

- Hitachi!

Gần hai chục người lập tức vây quanh hắn.

- Quạt.

Tất cả quạt. Bằng tay. Nhưng mát, bay cả tóc. Hắn lại hét:

- Panasonic.

Những người trong đội Panasonic sẵn sàng.

- Quạt.

Lại còn thêm:

-Tuốc năng.

Cái vòng người Panasonic vừa quạt vừa chạy quanh hắn giống đèn kéo quân bỗng đồng loạt đổi chiều như cùng một bánh xe truyền lực.

Cô đơn khỏa thân trên cao, cái nóng từ máy chàm vào người như nướng, ông M ao ước được ở trong đội quạt, nhưng ông không dám nói với ai. Ngoài những lúc đi cung hoặc học tập chính sách cải tạo, giờ chính quyền còn lại ông ngoan ngoãn đứng làm nữ thần Tự Do. Cho đến một ngày... Hôm ấy đi làm vệ sinh về, tay B trưởng bắt ra 4 con kiến đỏ bé xíu đựng trong cái vỏ bao thuốc lá. Hắn cầm mẩu gạch non khoanh 4 vòng tròn xuống nền xi măng. 12 anh tù được hắn chỉ định chia thành 3 ca chăn 4 con kiến nhỏ. Ông M không ngờ mình lại mê chăn kiến đến như thế. Công việc kì dị ngày càng hấp dẫn ông. Nó làm ông khao khát đến bồn chồn. Cho dù đó là khổ ải. Phải giữ kiến luôn ở trong vòng tròn. Trong ấy có bánh bích qui, có đường, có thịt, kiến ăn nhưng không chịu ngủ, kiến vẫn bò tìm tổ. Phải luôn tay chặn kiến lại và không được làm sứt một cái chân của kiến. Chính những điều ấy khiến ông thèm khát. Nó sẽ giúp ông quên thời gian, quên những thiên thu tại ngoại. Hơn nữa ông quá chán trò cởi truồng đứng trước mặt mọi người.

Thế là một hôm ông gặp B trưởng, chìa ra một con kiến ông vừa bắt được trong khi đi làm vệ sinh và rụt rè, ấp úng xin được chăn... B trưởng cố kìm cơn giận. Hắn miết chết con kiến và quắc mắt, hất hàm về phía sân xê rom.

Ông hiểu. Ông lại khỏa thân bước lên. Nhưng ông không được làm thần Tự Do nữa. Ông biến thành con chim. Con chim nhỏ trên cành cây cao. B trưởng đứng dưới, giả cầm súng lom khom, chui lủi, rình ngắm:

- Ðoàng.

Ông phải rơi từ sát mái nhà xuống. B trưởng không bằng lòng với cách rơi giả vờ, rơi có chuẩn bị, rơi chân xuống trước ấy. Phải rơi như thật. Như bị bắn rụng thật. Hiểu chửa. Làm lại.

“Thật quá rùng rợn. Cầu mong đừng gẫy cổ, vỡ mặt, mù mắt, gẫy tay là được. Cố vượt qua. Ðể còn ra”.

Ông M đã được ra. Ông được ra sau bốn tháng giam cứu. Ông được ra bởi ông không có tội. Những người gây ra vụ án oan ức của ông đã bị kỷ luật. Người ta đã khôi phục lại cho ông tất cả. Ông lại làm giám đốc nhưng ở một xí nghiệp tận trong Nam, để ông có thể quên được những gì vừa trải qua. Ông cám ơn cấp trên về điều tế nhị ấy.

Cũng như mọi xí nghiệp, giờ nghỉ trưa ở đây nhiều vẻ... Uống bia. Ðánh cờ tướng. Tiến lên. Làm vài séc bóng bàn. Chuyện gẫu...

Giám đốc mới không tham dự. Ăn trưa xong ông về phòng. Các vị chức sắc cũng muốn kéo ông vào cuộc vui nhưng trả lời tiếng gõ cửa là sự im lặng.
Họ bảo nhau:

- Thôi. Ðể sếp ngủ.

Chẳng một ai biết sau khi gài trái cửa, giám đốc rút ngăn kéo lấy ra một lọ nhỏ, trong đựng 4 con kiến. Ông thả lũ kiến vào một vòng tròn bằng phấn vẽ trên bàn. Ông bẻ bánh cho chúng ăn và lấy những các-vi-dít (Có rất nhiều trong ngăn kéo - của khách và của ông) chặn chúng lại. Thỉnh thoảng ông còn đặt cả ghế lên bàn làm việc. Và khoả thân trên ghế. Ðứng thẳng. Mắt hướng về phía xa. Tay giơ cao. Như kiểu thần Tự Do.

23-6-1993

*

A HANGYA -TERELŐ

A zárkavezér vagy megunta a kegyetlenkedést, vagy humoros volt.

M. úr, az új lakó kapott néhány olyan erejű ütést, hogy azt hitte leesik az álla, amikor rákiabált az ütéstől és rúgástól megrészegült alattvalóira a főnök:

- Álljatok le!

Ekkor közel lépett az újonchoz. Szemügyre vette. Alaposan megnézte.

-  Nagyon fehér vagy.

- ...

- Mi a foglalkozásod?

M. úr lenyelt egy vércsomót, fél darab kivert fogával együtt és arra gondolt, hogy inkább az igazat mondja:

- Igazgató.

A zárkavezér felnevetett:

-  Aha, azért vagy ilyen fehér, mint egy leány bőre.

És váratlanul mondta:

- Legyél te a Szabadság-szobor!

- ...

- Szabadság-szobor New York előtt, a tengerparton. Igazgató vagy és nem tudod?

Így menekült meg a zárkába való belépésekor a végtelen és rettenetes veréstől. De ehelyett meztelenül fel kellett másznia a legmagasabb lépcsőre, közel a felső udvarra néző ablak rácsaihoz. Az udvaron csak éjjel járkáltak az őrök. Felemelt kezével, hol egy zacskó cukorkát, hol egy elrothadt uborkát - az elítélteknek beküldött csomagokból - kellett tartania, mint a Szabadság-szobor óriási alakjának. Meztelenül feszült többszáz szempár előtt - milyen gyalázatos, milyen megalázó -, szinte túllépte egy volt igazgató és a magafajta idős ember tűrési határát. Viszont ott, fönt a magasban csak egy volt téesz- elnök sorsára vágyott, akinek lent a földön egy zsákot kellett körbe vinnie és hozzá valami gyermekdalt énekelnie.

A zárkavezérnek valóban óriási humorérzéke volt.

Izzasztó hőségben ő a zárka közepén terpeszkedve ült, és kiabált:

-  Hitachi!

És közel húsz fogva tartott gyorsan körbe állta.

- Legyezni!

Mindenki legyezésbe kezdett. Kézzel. De jó volt neki, még a haja is megrezdült. Újra kiabált:

- Panasonic!

A Panasonic-csoport készen állt.

- Legyezzetek!

És még hozzátette:

- Forgatás!

A Panasonic emberkoszorú legyezve körbe-körbe indult, mint egy kínai forgó lámpa és közben megváltoztatta a forgás irányát, mintha egy közös erőátviteli szerkezet mozgatná a távolból.

Egyedül a magasban, meztelenül, majdnem megsült a melegben, M. a „legyező csoportba„ kívánkozott, de senkinek nem mert szólni. A vallatási időn és a nevelési órákon kívül engedelmesen ott állt és a Szabadság-szobrot utánozta. Addig a napig...

Aznap a takarításból jöttek vissza, amikor a zárkavezér egy cigarettás dobozból kivett négy vöröshangyát. Egy puha tégladarabbal négy kört rajzolt a cementpadlóra. Tizenkettő elitéltet három csoportra osztott, akiknek három műszakban kellett vigyázniuk a hangyákra. M. azt gondolta, hogy mindennél csodálatosabb a hangyák terelése. Egyre jobban lenyűgözte őt ez a furcsa” munka”. Izgatottan várta, hogy ő is sorra kerüljön. Bár tudta, hogy ez a tevékenység alaposan megsanyargathatja. Bent kell tartani a hangyákat a körökben. A körökbe beleszórtak kekszet, cukrot, sőt húst is, - a hangyák ettek, de nem aludtak, állandóan keresték a kiutat, vissza akartak jutni a hangyabolyba. Szüntelenül vissza kellett terelni őket, mégpedig úgy, hogy egyetlen lábukat sem érhette sérülés. M. úr pont erre vágyott. Ez a munka segített neki elfelejteni az idő múlását, ez segített megfeledkezni a kinti életről.

Ráadásul annyira megunta már a meztelenkedést a többiek előtt!

Egy nap a zárkavezér elé állt, megmutatta neki a takarítás közben fogott hangyát és félénken arra kérte, hogy engedje meg neki a hangyaterelést... A zárkavezérnek vissza kellett fogni dührohamát. Ujjával megölte a hangyát, majd haragosan nézett rá és az udvar felé mutatott.
M. úr megértette. Levette a ruháját és meztelenül felmászott. De nem imitálhatta tovább a Szabadság-szobrot. Madarat kellett alakítania. Egy kis madarat a magas faágon. A zárkavezér lent állt, úgy tett, mintha puskával a kezében járna, célba vette:

- Pooom...

Le kellett esnie majdnem a mennyezet magasságáról. A zárkavezér nem elégedett meg az előre felkészült, lábbal lefelé való eséssel. Élethűen kellett leesnie, mintha tényleg lelőtték volna. -Értetted? Na újra!

“Ez tényleg vérfagyasztó. Nehogy eltörjem a nyakam, szétroncsoljam az arcom, vagy ki ne pukkadjon a szemem. Ki kell bírni. Ki kell kerülnöm innen!” – mondogatta magának.

Egy napon M. úr tényleg kiszabadult. Négy hónapi fogva -tartás után kiengedték, azért mert ártatlan volt. Akik belerángatták őt ebbe az igazságtalan vádba, megkapták a büntetésüket.

Rehabilitálták őt, mindent visszakapott. Újra igazgató lett, de egy Délen működő vállalatnál, hogy kitörölhesse az emlékezetéből azokat az élményeket, amiken átment. Hálás volt feletteseinek tapintatos intézkedésükért.

Mint minden más vállalatnál, ennél is többféleképpen töltötték ki az emberek a déli pihenőidejüket : sörözéssel, sakkozással, kártyajátékkal, néhány pingpong szettel vagy könnyelmű fecsegéssel, pletykázzással ...

Az új igazgató nem vett részt ezekben a játékokban. Ebéd után a szobájába vonult. Néha a kollégák be akarták bevonni saját, közösségi játékaikba, de a kopogásra mindig csend volt a válasz.

Egymásnak mondták:

- Hagyjuk aludni a főnököt!

Senki sem tudta, hogy miután belülről bezárta az ajtót, az igazgató a fiókból kivett egy kis üvegdobozt, benne négy hangyával. Kiengedte őket abba a körbe, amelyet krétával rajzolt az asztallapra. Aprított keksszel etette őket, és a névkátyákkal - a saját és az ügyfelektől kapott névkártyákból rengeteg volt a fiókjában - terelgette a csapatot. Néha az asztalra felrakta a székét. És meztelenül felállt a székre. Kiegyenesítette magát. A távolba nézett. Felemelte az egyik kezét. Imitálta a Szabadság-szobrot.

Fordította: Giap Van Chung

 

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn