(NCTG) Một bài toán tưởng chừng rất đơn giản với bất cứ học sinh tiểu học nào, hiện đang làm người Nhật phát cuồng: một thống kê cho hay chỉ 60% cư dân Nhật ở độ tuổi 20 có được đáp số đúng, và ngay cả máy tính Google cũng không giúp gì được họ.
Ba mươi năm trước, còn có 90% số người được hỏi ở độ tuổi 20 làm đúng bài toán này, thì tới nay tỉ lệ ấy chỉ còn 60%. Cho dù để nhẩm ra kết quả, có lẽ không cần quá 1-2 giây, và chỉ cần biết các quy tắc chính về thứ tự thực hiện các phép toán cơ bản cộng, trừ, nhân và chia thuộc chương trình toán tiểu học.
Hãy xem clip sau đây để xem nhà toán học Presh Talwalkar giải thích ra sao về phép toán này. Mấu chốt của vấn đề là khi phép tính bao gồm các phép toán cộng, trừ, nhân, chia và có dấu ngoặc thì ưu tiên thực hiện hết các phép tính trong ngoặc trước, sau đó thì “nhân chia trước, cộng trừ sau” theo thứ tự từ trái sang phải.
Điều thú vị là máy tính Google cũng đưa ra kết quả sai (xem ảnh), giống như trường hợp bài toán 6 : 2 x (1 + 2) = ? được đăng trên báo chí Việt Nam và thu hút hơn một trăm ngàn lượt người giải với hai đáp số 1 và 9 với những cuộc tranh luận liên miên, khiến nhiều người đề xuất “cầu cứu giáo sư Ngô Bảo Châu vào cuộc”.
(NCTG) “Lần đầu tiên tôi thấy hơi thở của mình, sự hiện diện của mình trong cái công việc nhỏ bé đó mà không nghĩ tới bất kỳ điều gì khác. Thật là vi...
(NCTG) Tình hình dịch bệnh cũng không thuận lợi cho các cặp đang yêu: theo một khảo sát được thực hiện với ứng dụng nghiên cứu thị trường Opinio, hầu...