Đặc biệt, trong buổi gặp mặt, còn có sự hiện diện của các bạn hữu Hungary từ ba, bốn thập niên nay, những người từng có dịp song hành với những giai đoạn của lịch sử và xã hội Việt Nam, và tới giờ vẫn luôn quan tâm đến những bước tiến của Việt Nam.
Được tổ chức bởi Trung Tâm Thăng Long và báo “Nhịp cầu Thế giới”, đây là một trong số những hoạt động văn hóa chuyên đề có bề sâu mà cộng đồng Việt Nam tại Hungary đã thực hiện được trong thời gian qua, cho thấy nỗ lực của một cộng đồng nhỏ xa xứ.
Cựu nhà báo Phúc Tiến tốt nghiệp khoa Sử Đại học Tổng hợp TP. HCM và từng làm việc tại các báo “Tuổi Trẻ”, “Saigon Times”, “Thế Giới Mới” và Truyền hình FBNC. Năm 1990, ông
theo học một khóa báo chí ngắn hạn của Hội Nhà báo Quốc tế tại Budapest.
Hiện tại, vì lý do công việc, Phúc Tiến hàng năm vẫn thường xuyên có dịp trở lại mảnh đất Hungary mà ông có nhiều kỷ niệm và ấn tượng đẹp đẽ. Cuộc giao lưu và ra mắt sách lần này cũng được tổ chức nhân một chuyến công tác như thế của tác giả tại Hungary.
Hai cuốn sách “Sài Gòn không phải ngày hôm qua” ấn hành năm ngoái, và “Sài Gòn - hai đầu thế kỷ” mới ra trong tháng trước là nỗ lực của tác giả trong việc gìn giữ những di sản lịch sử của Sài Gòn, thành phố nơi ông sinh ra, lớn lên và có nhiều kỷ niệm sâu sắc.
Đặc biệt, “Sài Gòn - hai đầu thế kỷ” - cuốn sách được tác giả giới thiệu nội dung trong cuộc giao lưu, là ký sự hình ảnh về các biến đổi kiến trúc và cảnh quan tiêu biểu của Sài Gòn trong 100 năm qua, với nhiều tài liệu và hình ảnh giá trị về thành phố lớn nhất Việt Nam
“
Ôn cố” và “
tri tân”, thông qua những “
vật đổi sao dời” của đô thị này, Phúc Tiến đã thể hiện tình yêu của mình trên góc nhìn của một người con sống hơn nửa thế kỷ trên mảnh đất Sài Gòn - TP. HCM, nhưng cũng giàu trải nghiệm với những chuyến đi xa gần mà ông có trong đời.
Những chia sẻ của Phúc Tiến trong buổi giới thiệu sách cũng cho thấy nguyện vọng thiết tha của tác giả muốn bảo tồn những giá trị văn hóa, lịch sử, không để chúng trở thành quá khứ trong một hiện tại có phần xô bồ, bộn bề những biến đổi nhiều khi không tránh được sự tiêu cực.
Thông điệp mà Phúc Tiến đưa ra trong các tác phẩm và trong buổi gặp mặt với bà con Việt ở nơi xa rất rõ ràng: cái xưa và vẻ đẹp của quá khứ, của những ký ức cần được bảo lưu không chỉ cho hiện tại, mà còn cho các thế hệ sau, vì đó là một phần của hồn cổ dân tộc...
Một số hình ảnh của cuộc gặp mặt: