Tác phẩm lớn của nhà thơ lớn thuộc phong trào Lãng mạn Hungary đầu thế kỷ 19 chiếm một vị trí rất đặc biệt trong nền văn hóa Hung: khổ thơ đầu gồm 8 câu của bài thơ này đã được danh cầm, nhạc trưởng, nhà soạn nhạc vĩ đại Erkel Ferenc phổ nhạc trong cuộc thi do ông Bartay Endre tổ chức vào năm 1844, và trở thành bản “Quốc ca” của Hungary từ hơn một thế kỷ nay.
Giám đốc “Nhà hát Quốc gia” Bartay Endre, nhà tổ chức văn hóa lớn của Thời Cải cách đầu thế kỷ 19 tại Hungary khi đề ra ý tưởng ấy, có lẽ không biết rằng, từ một kiệt tác thi ca
vừa hùng tráng với âm hưởng anh hùng ca vừa buồn bã như một bản kinh cầu cho đất nước và dân tộc Hung khổ đau, dân Hung đã có một
khúc ca tiêu biểu đậm tình ái quốc “
không thể nào hay hơn”. (*)
Bản gốc của “Quốc ca” phản ánh sự hứng khởi của toàn dân tộc Hungary Thời Cải cách, khi các xu hướng chính trị mới xuất hiện nhằm cải tổ chế độ phong kiến suy tàn và hướng nước Hung theo con đường tư sản hóa, hiện đại hóa đất nước với những tên tuổi lừng danh như Széchenyi István và Kossuth Lajos, nên có tiết tấu nhanh, hành khúc, phảng phất làn điệu Verbunkos.
Từ một khúc ca nhanh, lạc quan, mang hơi hướng thể loại nhạc khiêu vũ rất nổi tiếng của Hungary và được hình thành từ cuối thế kỷ 19, trải qua bao biến cố bi thảm của lịch sự và thời cuộc (
Hiệp định Trianon khiến Hungary đánh mất 2/3 diện tích đất nước, cũng như thất bại trong hai cuộc Thế chiến), tới giờ “Quốc ca” được cải biến thành nhịp chậm, trầm buồn và trang nghiêm.
Sau đây là khổ thơ đầu của bài thơ, được đưa vào làm ca từ cho “Quốc ca”, với bản dịch của nhà giáo, PGS. TS. Ngữ văn Vũ Ngọc Cân:
QUỐC CA
(Về những thế kỷ dông bão của dân tộc Hungary)
Thượng đế hỡi, hãy phù hộ người Hung
Bằng sự an vui, bằng niềm sung túc
Hãy chìa cánh tay độ trì trợ giúp
Khi họ đấu tranh chống lại kẻ thù
Số phận trái ngang làm đời họ âm u
Ngài hãy đem về những tháng năm vui vẻ
Dân tộc này đã nhiều lần bị Ngài trừng trị
Trong quá khứ và cả tương lai.
*
HYMNUS
(A magyar nép zivataros századaiból)
Isten, áldd meg a magyart
Jó kedvvel, bőséggel,
Nyújts feléje védő kart,
Ha küzd ellenséggel;
Bal sors akit régen tép,
Hozz rá víg esztendőt,
Megbűnhődte már e nép
A múltat s jövendőt!
(*) Câu trả lời khước từ của nhà thơ IIlyés Gyula, khi giới lãnh đạo cộng sản yêu cầu ông và nhạc sĩ Kodály Zoltán viết một bản Quốc ca khác, mang tính “xã nghĩa” cho nước Hung.