Xem Phần 1 của bài viết.
Hiện nay các phong trào chống biến đổi khí hậu đang diễn ra mạnh mẽ khắp nơi trên thế giới như: Phong trào “Một tỷ cây xanh” của Chương trình Môi trường LHQ (UNEP), phong trào 350 toàn cầu…
Ngành chăn nuôi gia súc để lấy thịt không những tạo ra những lượng khí thải nhà kính - là một trong những nguyên nhân gây biến đổi khí hậu mà còn là một nguồn gây ô nhiễm môi trường quan trọng. Vì thế, giảm thiểu lượng thịt trong bữa ăn hay ăn chay là một biện pháp thiết thực và hiệu quả nhất trong việc cứu Địa cầu.
Ăn chay để bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu
Bảo vệ môi trường để có một thế giới tốt lành - trong đó con người được phát triển hài hòa - là mong ước của nhân loại, cũng là nghĩa vụ của mỗi người, nhất là các bạn trẻ.
Đối với một quốc gia thì kêu gọi nhà máy ngừng thải khí nhà kính là không thể, còn với dân thường bỏ đi xe hơi xe máy là rất khó. Nhiều người loay hoay với những chiến dịch lớn lao mà chưa biết rằng ăn chay cũng là một biện pháp bảo vệ môi trường hữu hiệu.
Trong tình hình biến đổi khí hậu và sự nóng lên của trái đất, ngành chăn nuôi là một nguồn phát thải khí nhà kính rất lớn. Chăn nuôi gia súc tạo lượng thán khí CO2 nhiều hơn 40% lượng thán khí của tất cả phương tiện giao thông toàn cầu. Ngành chăn nuôi còn thải ra khí metan CH4 mạnh gấp 21 lần CO2 và oxit nitơ N2O mạnh gấp 300 lần so với CO2.
Việc phá rừng để dành đất trồng trọt thức ăn cho gia súc có ảnh hưởng rất lớn đến môi sinh. Ngành công nghiệp chế biến thịt cũng gây ô nhiễm nguồn nước và không khí do các chất độc thải ra môi trường.
Các bạn trẻ ngày nay đang ý thức được trách nhiệm của mình đối với môi trường và nhận biết được những tác động tiêu cực của ngành chăn nuôi đối với môi trường sống.
Đỗ Thị Thu Trang
Trong năm qua, vào dịp Kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, phong trào “ăn chay vì môi trường” và sức khỏe trong giới trẻ đã diễn ra khá rầm rộ phổ biến từ Bắc chí Nam. Đây là một chiến dịch mang ý nghĩa hết sức thiết thực để bảo vệ hành tinh của chúng ta, được phát động dưới sự bảo trợ của Trung tâm sống và học tập vì môi trường và cộng đồng (Live & Learn Vietnam).
Người đưa ra ý tưởng đặc biệt này là Đỗ Thị Thu Trang, sinh viên cao học quốc tế Huế - Okayama (Nhật Bản), chuyên ngành Khoa học môi trường. Được phát động đầu tháng 10-2010, đến nay chiến dịch đang duy trì ăn chay cố định vào một ngày trong tháng ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam.
Để thực hiện mục đích của mình đề ra là “Ăn chay, Sống xanh, Cứu Trái đất”, Trang đã liên lạc với TS. Triết học Thái Kim Lan từ bên Đức về nói chuyện để các bạn trẻ hiểu hơn về lợi ích, hiệu quả của việc ăn chay đối với môi trường cũng như sức khỏe con người.
Các bạn tham gia chiến dịch trả lời các câu hỏi về môi trường
Trong dịp Lễ hội cầu Long Biên diễn ra tại Hà Nội từ ngày 19/21-11-2010, với mục đích tái hiện lại truyền thống văn hóa từ xưa đến nay, một gian hàng Ẩm thực chay mang tên Loving Hut cũng đã được tổ chức để quảng bá, tuyên truyền Chiến dịch Ăn chay vì môi trường đến với mọi người.
Tại đây các bạn tình nguyện viên của “Thế hệ xanh” đã nhiệt tình giới thiệu và giải thích cho thực khách tại sao nên ăn chay, ăn chay mang lại những lợi ích thiết thực gì,.. giúp mọi người hiểu rõ hơn về các hoạt động của chiến dịch.
Một số thông tin cần biết
- Mỗi ngày có 25.000 người chết vì đói, và tình trạng này sẽ còn nhiều hơn nữa nếu thiên tai cứ xảy ra liên tục. Vậy mà chúng ta phải chia 38% lương thực của chúng ta cho gia súc ăn. 30% diện tích đất là cho gia súc. 33% ruộng đất dùng để sản xuất lương thực cho gia súc.
- Chăn nuôi gia súc tại Hoa Kỳ tạo ra 86.000 tấn chất thải mỗi giây - gấp 130 lần lượng chất thải tạo ra bởi toàn bộ dân số thế giới.
- Nếu ăn chay xăng đủ dùng trong 260 năm, còn ăn thịt thì chỉ còn có 13 năm nữa thôi.
- Cứ đánh bắt cá như hiện nay thì 30 năm nữa nguồn cá sẽ cạn kiệt.
- Nếu người Mỹ ăn 1 bữa không thịt gà/tuần thì tương đương giảm lượng khí thải của ½ triêu xe hơi ra khỏi đường.
- Chất độc phân động vật thải ra gấp 130 lần của con người.
- Rừng Amazon - lá phổi của thế giới bị phá mất 70% dùng cho sản xuất thức ăn gia súc.
Cổ vũ cho ẩm thực chay
- Trên thế giới đã có không ít người nổi tiếng ăn chay như nhà toán học Pythagoras, triết gia Socrates, danh họa Leonardo da Vinci, đại văn hào Nga Lev Tolstoi. Nhà vật lý Albert Einstein, TS. Rajendra Pachauri và rất nhiều tài tử điện ảnh, ca sĩ, vận động viên khác cũng ăn chay trường.
- Nhà khoa học vĩ đại Albert Einstein đã có câu nói nổi tiếng: “K
hông gì có lợi cho sức khỏe con người và tăng khả năng tồn tại của đời sống trên Trái Đất bằng việc tiến dần đến một chế độ ăn chay”.
- Năm 2010, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton được Hội bảo về động vật PETA bầu là nhân vật của năm vì kiêng thịt. Nhờ chế độ ăn uống toàn rau quả, Bill Clinton đã giảm một số ký, hạ thấp nguy cơ bị bệnh tim trong tương lai và cứu mạng gần 200 con vật trong năm qua.
- Kinh tế gia Hoa Kỳ Jeremy Rifkin: “
Đã từ lâu chúng ta rất cần một thảo luận toàn cầu về cách nào tốt nhất để cổ vũ một lối ăn thuần chay đa dạng, nhiều chất đạm cho nhân loại”.
- Cựu phó tổng thống Hoa Kỳ Al Gore và Giám đốc Viện nghiên cứu Không gian Goddard TS James Hansen, cả hai đều viện dẫn việc loại bỏ thịt như “
một điều hiệu quả nhất” chúng ta có thể làm để làm giảm thán khí thải trên thế giới.
- TS. Rajendra Pachauri - Giám đốc Liên Chính Phủ về Biến đổi khí hậu IPCC của Liên Hiệp Quốc: “
Chuyển đổi chính yếu sang lối ăn toàn thực vật là cấp bách, nếu chúng ta còn muốn có một cơ hội để ngăn tai họa”.
Lời kết
Khó khăn đầu tiên của việc tập ăn chay là từ bỏ thói quen ăn thịt. Có những thói quen xấu, có hại như hút thuốc lá thật khó bỏ.
Một số người mới tập ăn chay sợ thiếu dinh dưỡng vì cảm thấy đói. Thật ra thức ăn thực vật chóng tiêu hơn thịt nên có cảm giác hay đói. Sau một thời gian quen đi sẽ thấy bình thường, thậm chí còn thấy dễ chịu hơn ăn thịt.
Khách ghé thăm gian hàng ăn chay tại Lễ hội cầu Long Biên
Điều cần chú ý khi ăn chay là phải ăn đầy đủ tất cả các loại rau củ quả và hạt (ngũ cốc), không nên ăn mãi một loại. Có như vậy mới đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
Những nghệ sĩ, ca sĩ là “người của công chúng” thường phải giữ gìn vóc dáng và sắc đẹp nên họ tự nguyện ăn chay không mấy khó khăn. Tầng lớp trí thức khoa học thì nhận biết rõ ý nghĩa và giá trị của việc ăn chay nên cũng rất dễ tiếp thu.
Còn lớp trẻ thì nhạy cảm hơn và họ ý thức được rằng tương lai sẽ thuộc về họ nên thường đi tiên phong trong mọi phong trào, họ ăn chay vô tư!
Chúng ta hãy cùng nhau thực hiện lời kêu gọi của các Đại sứ Môi trường: “Be Veg, Go Green 2 Save the Planet!” (Ăn chay, Sống xanh để Bảo vệ Địa cầu!).