* Sô-cô-la hình trái tim đắt nhất thế giớii
Ở một cửa hiệu nọ tại London, ai đó sẽ có dịp mua tặng bạn tình của mình một chiếc bánh sô-cô-la hình trái tim đắt nhất thế giới trong ngày lễ Valentine. Bởi lẽ, trong trái tim ấy là một chiếc nhẫn nạm kim cương và đá quý, trị giá 250 ngàn bảng Anh (tương đương 95,5 triệu Ft).
Tuy nhiên, của hàng sang trọng này cũng nghĩ đến những người ít tiền: theo yêu cầu của khách hàng, cửa hàng sẵn sàng đặt làm những chiếc bánh sô-cô-la chứa bất kỳ đồ vật hay thông điệp yêu thương nào.
* Món quà đắt đỏ nhân ngày Valentin
Một người đàn ông đã tặng bạn gái món quà bất ngờ trị giá 245 triệu Ft (gần 1,3 triệu USD) nhân ngày Thánh Valentine: một ngôi nhà bên bờ biển được bao phủ bằng những hình trái tim.
Đáng chú ý là tính “quốc tế”, “toàn cầu hóa” của câu chuyện này: anh chàng “ga-lăng” là một nhiếp ảnh gia Úc làm việc tại Hollywood (Mỹ), còn cô gái được anh tặng ngôi nhà ở Anh lại mang quốc tịch Đức!
* Để có “ngoại phạm” hoàn hảo trong ngày Valentine
Một hãng dịch vụ kỳ quặc ở Mỹ sẽ tổ chức tình trạng “ngoại phạm” cho những ai phải lựa chọn giữa bạn đời và và nhân tình nhân ngãi trong ngày Thánh Valentine (14-2) tới.
Đặt trụ sở ở bang Illinois, hãng Alibi Network (Mạng Ngoại phạm) cho biết: năm nay, trái với dự đoán, đáng ngạc nhiên là có rất nhiều người Mỹ lựa chọn vòng tay bạn đời, và họ đã đặt hãng kiếm cho họ “ngoại phạm” để tránh một bữa tối thơ mộng, hoặc những món quà như chú gấu sô-cô-la… bên người tình của mình.
Đối với những thành viên đóng lệ phí 75 USD hàng năm, hãng Alibi Network “chỉ” đòi 35 USD cho những cú điện thoại giả mạo, khiến người “đặt hàng” phải lập tức “bỏ của chạy lấy người”, chẳng hạn, để về nhà do đường ống dẫn nước bị vỡ, hoặc đến bác sĩ thú y bởi chú chó yêu quý đột ngột lâm trọng bệnh. Hiện tại, thời tiết Chicago đang rất lạnh, vì thế hỏng đường ống là một lý do vô cùng “chính đáng”, khiến rất nhiều người đặt nó. Nhưng, với sự điều khiển tài tình của ông chủ Mike DeMarco, Alibi Network còn sẵn sàng bày đặt ra vô vàn nguyên cớ khác, như ngộ độc thức ăn hoặc biết bao căn bệnh hiểm nghèo tương tự.
Cố nhiên, muốn có những “ngoại phạm” mà việc giải quyết chúng phức tạp hơn là gọi một cú điện thoại, thì cũng phải trả nhiều tiền hơn. Ví dụ: giấy chứng nhận tham dự một hội nghị ở một vùng xa xôi có giá là 1.500 USD. Có kẻ còn muốn chứng tỏ với người họ… muốn tránh rằng, vào một thời điểm “nhạy cảm” nào đó, họ đang cùng bạn bè đi… câu cá. Khi ấy, vé máy bay giả, số điện thoại giả (dĩ nhiên có thể gọi tới đó để kiểm tra), ảnh giả (chụp khoảnh khắc “đi câu” cùng “bạn bè”) và cả… cá đều được Alibi Network dàn dựng công phu với giá vài ngàn đô-la.
Khách hàng của hãng Alibi Network là mọi giới trong khoảng từ 24 đến 65 tuổi. Được biết, phụ nữ là các nhà tổ chức giỏi, vì họ thường nghĩ ra hết những gì họ muốn, và chỉ đến hãng để “đặt hàng” theo đó. Ngược lại, đàn ông hay ỷ vào “sáng kiến” của hãng.
Có người còn đặt hàng “đúp” trong Ngày Tình nhân: một cú vào buổi sáng để tránh… vợ hay chồng, còn một cú buổi chiều, tối để “lẩn” nhân tình. Tuy nhiên, ngay cả khi “mua sỉ” như thế, hãng Alibi Network cũng không chịu giảm giá!
Diệp Khanh dịch, theo RTLKlub, Hungary
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn