Với người dân Châu Âu, mùa xuân đến nghĩa là không còn giá rét và những lớp băng tuyết phủ dầy. Cây cối đâm chồi nảy lộc. Mùa xuân cũng có nghĩa là Lễ phục sinh - một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người theo Kitô giáo - đang đến gần.
Lễ Phục sinh thường diễn ra vào khoảng tháng Ba hoặc tháng Tư mỗi năm để tưởng nhớ sự kiện Chúa Jesus bị đóng đinh trên thập tự giá và hồi sinh 3 ngày sau đó. Trong tiếng Anh, Phục sinh (Easter) có nguồn gốc từ tên Eostre, nữ thần mùa xuân. Vì vậy, Lễ Phục sinh trong dân gian còn là lễ hội của mùa xuân, của hy vọng và sự tái sinh.
Trứng Phục sinh
Các huyền thoại về tạo dựng trời đất của nhiều dân tộc xưa tin rằng vũ
trụ được sinh ra từ một trái trứng. Chính vì thế trứng là biểu tượng của
thiên nhiên, của sự tái tạo và phục sinh. Đối với người theo đạo Thiên
Chúa, trứng biểu tượng cho ngôi mồ của Chúa Jesus, từ đó Chúa sống lại,
nên đã có thời Giáo hội cấm ăn trứng trong mùa chay, để dành cho Chúa
Nhật Phục sinh.
Kể từ ngày thứ Năm tuần thánh, người dân Châu Âu bắt đầu nhuộm và vẽ trứng. Ai cũng tin rằng nếu làm như vậy vào ngày này, trứng sẽ giữ được lâu hơn thường lệ. Tương truyền, tục lệ nhuộm và vẽ trứng giúp người dân bảo vệ nhà cửa, sân vườn và chống sấm sét. Còn với người nông dân, nếu chôn trứng ở bốn góc ngoài thửa ruộng của mình, họ sẽ có có mùa màng bội thu, chống được chuột bọ và mưa đá.
Người theo đạo Thiên Chúa cũng có tục lệ tặng tượng nhau trứng có tô điểm màu sắc nhân dịp cuối mùa Chay, tượng trưng cho mùa Đông đã chấm dứt. Mỗi màu trứng lại ẩn chứa những thông điệp khác nhau: màu xanh lá cây tượng trưng cho hy vọng, màu đỏ nghĩa là tình yêu, màu xanh lam mang sự tin tưởng và màu vàng biểu thị sự ghen tuông, giận hờn...
Truyền thuyết về quả trứng Phục sinh khổng lồ vua Louis XIV tặng người yêu được mô tả trong sách thiếu nhi Đức.
Nếu một cô gái tặng một chàng trai 6 quả trứng, anh ta sẽ biết rằng cô
gái ấy muốn cưới mình. Hoàng đế Pháp Louis XIV đã từng tặng cho người
yêu một quả trứng phục sinh bằng sô-cô-la lớn đến nỗi phải một cỗ xe bốn
ngựa mới kéo nổi. Có truyền thuyết còn cho rằng, trong trái trứng khổng
lồ ấy có một cây thập tự giá thật.
Từ thời Phục Hưng, trong các triều đình vua chúa Châu Âu, trứng gà được thay thế bằng trứng bằng vàng. Những quả trứng còn này được trang trí bằng kim loại và đá quý.
Ngày nay, người ta làm trứng Phục sinh bằng cách luộc cho chín, sau đó
nhuộm màu rồi muốn vẽ gì lên thêm tùy theo trí tưởng tượng. Để treo
trứng trên cành, trứng được đục lỗ hai đầu, thổi hết lòng đỏ, lòng trắng
ra, rửa sạch bằng nước có chút dấm, thấm khô, rồi bắt đầu vẽ. Ngoài ra,
trứng Phục sinh cũng được làm bằng sô-cô-la, to nhỏ đủ loại.
Chúa nhật Phục sinh là một ngày vui bởi vì đây là lúc các tông đồ được biết Ðức Chúa đã tái sinh. Những người Kitô giáo nô nức đến nhà thờ dự lễ. Các nhà thờ được trang hoàng đầy hoa và đèn sáp. Tiếng cầu kinh và thánh ca. Tiếng chuông ngân nga. Ngoài vườn, bọn trẻ cười vang khi chúng tìm thấy những giỏ trứng phục sinh đầy màu sắc được giấu trong các gốc cây, bụi cỏ.
Trứng được giấu trong các bụi cây, cỏ