Vậy thực tế là như thế nào?
Kể từ khi được thành lập vào năm 1922, nhà nước Liên Xô đã ký một thỏa thuận hợp tác quân sự chặt chẽ ngầm với Reichswehr (Phòng vệ Đế chế) của Đức, sự hợp tác này càng phát triển mành mẽ hơn sau khi nhà nước Đức Quốc xã ra đời (năm 1933).
Cuối tháng 9-1939, hai nhà nước độc tài ký Hiệp ước bất tương xâm (Molotov–Ribbentrop Pact) với một điều khoản bí mật thỏa thuận chia nhau Châu Âu, tiếp tục những hành động quân sự xâm lấn mà đôi bên đã và đang thực hiện. Mọi sự diễn ra rất đồng bộ.
Nước Đức chiếm Áo, Tiệp Khắc (năm 1938) thì Liên Xô tấn công Phần Lan (năm 1939) và vì vậy nước này bị đuổi ra khỏi Hội Quốc Liên. Đức đánh Ba Lan (1-9-1939) ở phía Tây thì hai tuần sau, Liên Xô chiếm ở phía Đông. Đức chiếm Pháp và Tây Âu (thời kỳ 1939-1940) thì Liên Xô chiếm các nước vùng Baltic cùng Moldova...
Cứ thế cho đến khi gần như toàn bộ Châu Âu (trừ nước Anh) nằm dưới sự kiểm soát của hai nước, khi vùng đất đệm giữa hai bên không còn, đến lúc hai bộ máy chiến tranh khổng lồ phải chạm trán nhau. Một số tư liệu lịch sử đã chứng tỏ rằng hai bên đều tích cực và ráo riết chuẩn bị cho đụng độ tất yếu đó.
Chỉ có điều, nước Đức của Hitler bất ngờ ra tay trước (22-6-1941), cho nên cuộc chiến tranh này được người Nga gọi là Vệ quốc Vĩ đại. Giả sử nếu Stalin hạ lệnh đánh trước (họ dự tính ra tay mùa thu năm 1941) thì chắc là cuộc chiến đã được gọi là cuộc Chiến tranh Giải phóng Vĩ đại!
Rốt cục, liên minh với Anh và Mỹ trong phe Đồng minh, Liên Xô đã thắng trong cuộc chiến tàn khốc này với tổn thất 26 triệu sinh mạng (trong đó có gần 8 triệu người Ukraine). Liên Xô đã thắng, nhưng họ có xứng đáng đại diện cho cái THIỆN ko? Xin mời xem
“Câu chuyện Xô-viết” (2008), một bộ phim tư liệu rất nghiêm túc, được sản xuất dưới sự tài trợ của EU và Nghị viện Châu Âu.
Bản tiếng Anh
Bản tiếng Nga
Bản có thuyết minh Việt ngữ