THẾ GIỚI BIỂU TÌNH VÀO NGÀY NÀO?

Thứ hai - 16/05/2016 01:39

(NCTG) Phải chăng những cuộc biểu tình, xuống đường thường được tổ chức ở Việt Nam vào ngày Chủ nhật là không thích hợp vì nhiều lý do? Ý kiến của Lê Ngọc Minh từ Amsterdam, Hà Lan.

Một số bạn trẻ xuống đường cổ vũ cho môi trường sạch và đời sống xã hội minh bạch, ngày 15-5-2016 - Ảnh: Facebook

Một số bạn trẻ xuống đường cổ vũ cho môi trường sạch và đời sống xã hội minh bạch, ngày 15-5-2016 - Ảnh: Facebook

Thứ Sáu ngày 26-9-2014, 1.000 người tụ tập trước trụ sở chính quyền của Hồng Kông, đánh dấu ngày cuối cùng của chiến dịch Chiếm Trung Hoàn.

Thứ Bảy ngày 15-2-2013, hàng triệu người ở 600 thành phố thuộc cả năm châu lục đồng loạt biểu tình phản đối chiến tranh Iraq.

Thứ Hai ngày 18-4-2016, 900 người biểu tình ở Hoa Kỳ phản đối sự thao túng của tiền bạc đối với chính trị nước này.

Thứ Ba ngày 24-2-2015, những người PEGIDA (một tổ chức bài ngoại) và chống-PEGIDA tổ chức hai cuộc biểu tình đối lập ở TP. Karlsruhe, Đức.

Thứ Tư ngày 10-11-2010, hàng chục ngàn sinh viên biểu tình ở London để phản đối quyết định cắt giảm đầu tư giáo dục và tăng học phí của chính phủ Anh.

Thứ Năm ngày 10-4-2014, những sinh viên của phong trào Hoa Hướng Dương rời tòa nhà Quốc hội Đài Loan sau ba tuần chiếm đóng.


Thực tế chứng minh rằng không có mối ràng buộc gì giữa các cuộc biểu tình và ngày Chủ nhật. Ngược lại, sáng Chủ nhật có thể là thời gian dở nhất trong tuần để tổ chức một cuộc biểu tình trong điều kiện Việt Nam.

Bởi vì tuần hành trong một ngày vắng vẻ hơn bình thường cũng có nghĩa là thông điệp của người biểu tình sẽ đến được với ít người hơn, nhất là những người vốn không chơi Facebook vì còn bận rộn với cuộc mưu sinh.

Bởi vì ngày mọi người không đi làm có nghĩa là công an có thể dễ dàng dựng rào thép gai, chặn đường, phá sóng mà không sợ sự phản đối của quần chúng; cũng có nghĩa những hành vi bạo lực sẽ bị ít người chứng kiến.

Bởi vì ngày mà những đường phố Hà Nội và Sài Gòn không đông nghẹt người có nghĩa là xe buýt dùng để bắt bớ người biểu tình có thể đỗ bao lâu tuỳ ý và nhanh chóng thoát khỏi hiện trường.

Phong trào bảo vệ môi trường còn khá mới mẻ ở Việt Nam và người dân chỉ mới bắt đầu học cách sử dụng quyền hiến định của mình. Trong tương lai, chắc chắn sẽ cần có những điều chỉnh, sáng tạo trong hình thức và nội dung hoạt động. Hãy học tập kinh nghiệm của Hồng Kông, Đài Loan và bạn bè khắp nơi trên thế giới.

Lê Ngọc Minh, từ Amsterdam, Hà Lan - Chủ nhật ngày 15-5-2016


 
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn