Không tìm được ai mà sau khi đã tiêm đủ 2 liều, lại không có kháng thể, theo vị giáo sư. Bất cứ vaccine nào - trong đó có Sinopharm - đều có khả năng kích hoạt phản ứng miễn dịch mạnh hơn rất nhiều so với miễn dịch tự nhiên do nhiễm Covid-19, và các xét nghiệm labor tại trường SOTE cũng chứng tỏ điều này.
GS. Merkely Béla nói rằng 6 loại vaccine sử dụng ở Hungary được sản xuất bằng công nghệ hoàn toàn khác nhau, thuốc của Trung Quốc có phản ứng tiêm chủng nhẹ nhất và vì nó chứa virus bất hoạt (đã bị tiêu diệt hoàn toàn), nên
Sinopharm cho khả năng miễn dịch rộng nhất với các biến thể virus khác nhau.
Vị giáo sư cũng nhận định rằng cả Sinopharm và Pfizer hiện đều không cần đến liều thứ 3. Theo ông, không có tỷ lệ thuận giữa mức độ bảo vệ và mức độ kháng thể. Bất kể mức độ kháng thể thế nào, tất cả đều có được sự bảo vệ sau khi tiêm chủng, kể cả những người có mức độ kháng thể thấp hơn.
Nói thêm,
đánh giá ngày 4-5 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về vaccine Sinopharm cho hay, WHO rất chắc chắn rằng thuốc có hiệu quả ở nhóm tuổi 18-59, chắc ở mức vừa phải rằng ít có nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng ở nhóm tuổi này và ít tin tưởng rằng nó có hiệu quả với đối tượng trên 60 tuổi.
Ngoài ra, do thiếu nhiều dữ liệu nên WHO không thể rút ra được kết luận trong nhiều vấn đề khác, như sự bảo vệ chống lại các dạng Covid-19 nghiêm trọng, thời gian bảo vệ, nhu cầu tiêm mũi nhắc lại, tác dụng bảo vệ chống lại các biến thể virus được coi là đặc biệt rủi ro, độ an toàn với phụ nữ trong thai kỳ, v.v...
Trong một diễn biến có liên quan, Cơ quan Quản lý Dược phẩm Châu Âu (EMA) đã bắt đầu
tiến hành xem xét một loại vaccine Trung Quốc, nhưng rất tiếc là không phải Sinopharm đang được quảng bá ở Hungary, mà là Sinovac, cũng hàm chứa virus bất hoạt. Loại thuốc này đã được Ukraine nhập vài triệu liều.
Theo các báo cáo, Sinovac đạt hiệu quả bảo vệ 83,5% tại Thổ Nhĩ Kỳ - Tổng thống Recep Erdoğan cũng chích ngừa công khai -, tức là trên giấy tờ nó còn vượt vaccine AstraZeneca và Janssen. Tuy nhiên, ở Brazil thì hiệu quả chỉ nhỉnh hơn 50% một chút, khả năng là do ảnh hưởn của biến thể mới tại nước này.
Cạnh Sinovac, EMA cũng đang tiến hành phê duyệt một số loại vaccine khác cho các quốc gia thành viên Liên Âu như Sputnik V của Nga, Curevac của Đức và Novavax của Mỹ. Trong số này, Curevax sử dụng công nghệ mRNA như của các vaccine “thế hệ mới” Pfizer và Moderna, còn Novavax theo cách khác.