Đại biểu ấn nút biểu quyết thông qua dự thảo Hiến pháp sửa đổi - Ảnh: TTXVN
MTI
cho hay: “
Những người thúc giục cải tổ thất vọng với bản Hiến pháp mới của Việt Nam, được Quốc hội nước này thông qua với tỉ lệ phiếu thuận 98% vào hôm nay, thứ Năm 28-11. Bản Hiến pháp tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong chính trị, và của nhà nước trong kinh tế”.
Về kinh tế, Hiến pháp nói rằng “
thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” và điều này, theo MTI, không có trong dự thảo Hiến pháp sửa đổi. Điều đó khiến “
những người cổ vũ cải tổ từng hy vọng rằng biết đâu Nhà nước sẽ cho giải thể những doanh nghiệp quốc doanh lớn, tàn lụi thì tham nhũng, hiệu quả yếu kém và ngốn phần lớn doanh thu của ngân sách quốc gia”.
Tuy nhiên, MTI cho rằng “
Hiến pháp mới không cho thấy” là điều này sẽ diễn ra. Cũng theo bình luận của MTI, việc Đảng Cộng sản vẫn giữ vai trò chính trị bất biến được ghi trong Hiến pháp không cho phép có thể hy vọng những cải tổ chính trị, cũng như những chuyển biến kinh tế tận gốc rễ.
“
Quốc hội này đại diện cho Đảng Cộng sản Việt Nam, chứ không đại diện cho nhân dân”, MTI trích ý kiến của Nguyễn Quang (A), người được Hãng Thông tấn đánh giá là “
một kinh tế gia Việt Nam nổi tiếng vì nói thẳng nói thật” và “
ông này không mấy ngạc nhiên về nội dung bản Hiến pháp” mới được thông qua.
Cũng theo MTI, “
các nhà bình luận thì nhận định tình hình một cách sáng sủa hơn”. MTI dẫn lời giáo sư Jonathan London (*) của Đại học Hương Cảng, theo đó, “
nước Việt Nam này đã khác về mặt chính tị so với trước đây”.
Bản tin của MTI đưa thêm một số thông tin: “
Đầu năm nay Đảng Cộng sản Việt Nam thông báo kế hoạch sửa đổi bản Hiến pháp hiện hành vì cần phải ... cho phù hợp với những thay đổi về kinh tế. Công cuộc chuẩn bị đã đi kèm với sự cởi mở xã họi chưa từng thấy ở Việt Nam: Chính phủ đề nghị người dân đưa ý kiến đề xuất góp ý qua mạng Internet.
Khá nhiều người đã nghiêm túc nhìn nhận sự khích lệ này, dẫn đến một làn sóng phê phán thẳng thắn chưa từng có, cũng như một cuộc tranh luận chính trị tại một đất nước chưa có dân chủ mà cũng chưa có tự do ngôn luận”.
*
Theo tin từ trong nước, 10 giờ sáng hôm nay, tại Hà Nội, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Hiến pháp sửa đổi với 486 phiếu thuận trên tổng số 488 đại biểu có mặt (2 đại biểu không biểu quyết**). Được biết, Hiến pháp sửa đổi gồm 11 chương, 120 điều, giảm 1 chương và 27 điều so với Hiến pháp hiện hành năm 1992.
Mạng Vnexpress.net
trích phát biểu của Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho hay, Quốc hội đã 3 lần cho ý kiến, đồng thời Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã lấy ý kiến nhân dân nên dự thảo lần này đã “
phản ánh được ý chí, nguyện vọng của đại đa số nhân dân”.
Được coi là
sự “thể chế hóa” Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Hiến pháp sửa đổi giữ nguyên quốc hiệu, tiếp tục ấn định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và không chấp nhận nguyên tắc “tam quyền phân lập” trong quyền lực nhà nước.
Đồng thời, Hiến pháp sửa đổi bảo lưu việc khẳng định bổn phận “
tuyệt đối trung thành với (...) Đảng và Nhà nước, bảo vệ (...) Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa”, cũng như duy trì khái niệm “
sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” đối với đất đai và các nguồn tài nguyên.
Đây là một số điểm “nổi cộm” nhất, từng được đưa ra tranh luận sôi nổi, có khi gay gắt, trong quá trình soạn thảo và “lấy ý kiến nhân dân” kéo dài gần một năm qua. Tại Hungary, đại diện cộng đồng cũng đã có dịp thảo luận và góp ý cho Hiến pháp sửa đổi tại một buổi hội luận do Ban Công tác Cộng đồng ĐSQ Việt Nam tổ chức.
Báo điện tử motthegioi.vn cũng
cho hay, “
trong lần thảo luận cuối trước khi Hiến pháp được thông qua, vẫn có rất nhiều ý kiến khác nhau về bản dự thảo này, đặc biệt có nhiều ý kiến xoay quanh vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước và Luật đất đai.
Hiến pháp được coi là bộ luật khung của đất nước, những tranh luận trái chiều là hết sức cần thiết để cùng nhau tiệm cận chân lý, xây dựng một bộ khung pháp lý tốt nhất, trọn vẹn nhất để thúc đẩy sự phát triển của quốc gia, dân tộc”.
Như phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng trong lời mở đầu phiên họp, “
một bộ phận nhân dân vẫn còn một số ý kiến khác với một số nội dung của Hiến pháp” và “
sẽ nghiên cứu, tiếp thu những ý kiến chưa đồng thuận trong quá trình phát triển đất nước”.
Liên quan tới quá trình tu chính Hiến pháp, một số trao đổi, thảo luận, quan niệm - kèm các tư liệu, văn bản về Hiến pháp, Luật Hiến pháp, v.v... - được phản ánh khá đầy đủ và đa chiều tại
trang mạng sau, do hai giáo sư Ngô Bảo Châu (Toán học), Đàm Thanh Sơn (Vật lý) và cựu TBT báo “VietNamNet” Nguyễn Anh Tuấn chủ trương.
Có thể tham khảo toàn văn bản Hiến pháp sửa đổi được Quốc hội thông qua sáng 28-11-2013
tại đây.
Ghi chú:
(*) GS. Jonathan London đồng thời cũng là một blogger rất được ưa chuộng với nhiều bài viết tiếng Việt trên blog cá nhân và mạng xã hội Facebook.
(**) Nhà sử học Dương Trung Quốc đã xác nhận với báo chí, ông là một trong hai đại biểu đã không bấm nút thông qua Hiến pháp.