Tượng vàng Mao Trạch Đông được trưng bày tại Thâm Quyến, Quảng Đông
Tin báo chí hay: pho tượng bằng vàng, kim cương và đá cẩm thạch cao 80cm, nặng 50kg và trị giá 16,5 triệu USD được khai trương hôm qua, thứ Sáu 13-12 tại Thâm Quyến, một thành phố được coi như biểu tượng cho sự trỗi dậy về kinh tế của Trung Quốc.
Được biết, sau lễ kỷ niệm trọng thể ngày sinh của họ Mao (26-12), pho tượng mô tả “người cầm lái vĩ đại” ngồi tựa vào chiếc ghế tựa, bắt chân chữ ngũ sẽ được đưa về ngôi nhà nơi Mao chào đời tại huyện Thiều Sơn, thành phố Tương Đàm, tỉnh Hồ Nam.
Kinh phí để làm pho tượng dù lớn, nhưng cũng không “đáng là bao” so với tổng kinh phí mà Hò Nam bỏ ra trong dịp kỷ niệm này: khoảng 2,54 tỉ USD. Ngoại việc tạc tượng, tiền còn để thực hiện một bộ phim truyền hình 100 tập về Mao, cũng như xây ga xe lửa cao tốc và xa lộ.
Tượng vàng vị “Tổng thống vô thời hạn” - Ảnh: Dea / C. Sappa
Sùng bái lãnh tụ một cách mù quáng và vô độ, xây tượng đài “hoàng tráng”, tốn kém trong khi cư dân còn lầm than là một đặc tính của các xứ sở độc tài, tuy nhiên dựng tượng vàng cho lãnh tụ thì không phải là chuyện quá phổ biến. Trên góc độ này thì Mao vẫn “thua” Saparmurat Atayevich Niyazov, “
Người cha đáng kính của mọi người dân Turkmenistan” (Turkmenbashi).
Từng giữ các cương vị đứng đầu Đảng Cộng sảng, Chính phủ và Quốc hội Turkmenistan thời trước 1991, nhà lãnh đạo này sau khi trở thành Tổng thống đầu tiên của Turkmenistan độc lập đã buộc Quốc hội thông qua luật cho phép giữ chức Tổng thống vô thời hạn (President for Life - Tổng thống suốt đời).
Trước khi từ trần vào năm 2006, Niyazov đã cho dựng vô số tượng vàng để khẳng định uy quyền của mình, trong đó có pho tượng với tư thế ngồi vắt chân giống bức tượng Mao kể trên.