Hiện, có 287 người phải nhập viện, trong đó có 16 người phải thở máy. Thủ tướng Orbán Viktor trong các phát biểu cuối tuần có khẳng định, ông tính đến khả năng con số các ca nhiễm Covid-19 sẽ còn tăng, nhưng Hungary theo một kịch bản “
phòng ngự” khác với hồi đầu năm:
để cho đất nước được vận hành chứ không “bế quan tỏa cảng”.
Tình hình Hungary cũng nằm trong bối cảnh chung về dịch bệnh toàn cầu, khi số ca nhiễm được phát hiện trên toàn thế giới đạt mức kỷ lục 307.930 ca, theo tường trình của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Tại Ấn Độ, Mỹ và Brazil, đại dịch Covid-19 hoành hành ở mức độ đáng lo ngại nhất. Có 5.500 ca tử vong được ghi nhận trong vòng 24h vừa qua.
Giám đốc Châu Âu của WHO, ông Hans Kluge cho rằng số ca nhiễm Coronavirus chủng mới ở Châu Âu cũng ngày một tăng, và do đó số tử vong cũng phải tăng. Theo vị chuyên gia này, tình hình sẽ “
thực sự xấu đi” trong tháng 10-11, do đó các thành viên ở Châu Âu của Tổ chức Y tế Thế giới cần trao đổi về những phản ứng trung hạn cần thiết.
Trong hai ngày thứ Hai và Ba tuần sau, WHO cũng sẽ quyết định về chiến lược chống virus trong vòng 5 năm tới. Theo ông Hans Kluge, dịch bệnh trước sau cũng phải chấm dứt, nhưng chỉ riêng việc tiêm chủng vaccine sẽ không “
kết liễu” được loại virus này. Thậm chí, còn không chắc chắn là sẽ có được loại vaccine hiệu quả cho mọi người.
Vị quan chức WHO nhấn mạnh, cố nhiên tiêm chủng có vai trò lớn, nhưng không phải vaccine (nếu sẽ có về sau này), mà việc các quốc gia chung tay hành động mới là vũ khí hữu hiệu chống đại dịch Covid-19. Theo thống kê của WHO, dịch bệnh lan truyền nhanh nhất ở Tây Ban Nha và Pháp, và trong vùng thì Y là nước có nhiều ca tử vong nhất.