Quân đội Đức tại Warsaw, Ba Lan - Ảnh tư liệu
Theo bộ trưởng Nội vụ Đức, "đây là một bước để đền bù cho những những tội lỗi của quá khứ, với quyết định này, tôi muốn bồi thường ở một mức độ nào đó cho những người hiện đang ở ngưỡng lục tuần". Bộ trưởng Nội vụ Đức cho hay: từ lâu nay, hai Bộ hữu quan của Pháp và Đức đã cùng nhau bàn thảo để giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, việc trao quốc tịch sẽ không diễn ra một cách tự động: đơn xin quốc tịch sẽ được xét riêng trong từng trường hợp. Theo dự tính, mọi đề nghị sẽ đều được chấp thuận.
Các sử gia cho rằng trong thời gian 1941-1945, tại Pháp, có chừng 200 ngàn trẻ em được sinh ra từ những mối quan hệ giữa phụ nữ Pháp và lính Đức. Các đạo luật về chủng tộc của Đức Quốc xã không cho phép lính Đức được quan hệ công khai với người Pháp (họ được làm điều này với phụ nữ Na Uy hay Hà Lan, được coi là cùng chủng tộc Aryan), vì vậy những mối quan hệ tình cảm được giữ bí mật và trong đa số các trường hợp, đều kết thúc đột ngột.
Sau Đệ nhị Thế chiến, những phụ nữ này và con cái họ phải trải qua nhiều cực hình trong cuộc sống: bị coi là những kẻ phản bội, hợp tác với kẻ thù, trong làn sóng bài Đức họ bị cạo trọc đầu và nhiều khi bị đấu tố công khai, nhiều người còn bị tù đày. Số phận những đứa trẻ còn thảm thương hơn thế: họ phải trưởng thành trong một hoàn cảnh mà ở mọi lĩnh vực của cuộc sống, họ luôn chịu thiệt thòi và trù dập bởi "chủ nghĩa lý lịch".
Trần Lê, theo [index]
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn