Dịch giả Giáp Văn Chung tại buổi giới thiệu sách
Dầu vậy, số khách mời vừa ngồi vừa đứng (vì hết chỗ) vẫn kín
hall. Như vậy tình cảm của “cư dân” học từ Hungary về hay có “dây mơ rễ má” với nước Hung như đạo diễn điện ảnh nổi tiếng Đặng Nhật Minh, giáo sư Nguyễn Hoàng Tuyên từ Công ty Dich thuật Tràng An và một loạt các dịch giả có thâm niên như bác Lê Xuân Giang, anh Vũ Ngọc Cân và chị Nguyễn Võ Lệ Hà thật đáng quý, và tất cả đều đã tề tựu từ rất sớm ở Nhà sách.
Sự kiện đặc biệt đầu tiên là bản thân việc nhà văn Kertész Imre được giải Nobel Văn chương. Điều này khiến tôi, ngay từ đầu đã phải đứng lên cám ơn chính TBT NCTG Nguyễn Hoàng Linh đã có
một tiểu luận rất súc tích và đầy đủ về Kertész Imre và sự phác họa thảm cảnh holocaust của ông. Thật là một bài giới thiệu tuyệt vời những gì bạn cần biết về điều mà tôi cho là “hiện tượng đặc biệt” đầu tiên này.
Vũ Ngọc Cân (trái) và Lê Xuân Giang, hai dịch giả nổi tiếng của văn học Hungary tại Việt Nam
Cảm giác đeo đuổi tôi suốt cả buổi tối hôm nay là cái gì của César đúng là phải trả lại cho César. Thời gian, năm tháng có thể làm mất đi nhiều giá trị vật chất, nhưng qua hiện tượng Kertész ta thấy giá trị tinh thần là bất tử.
Tiến sĩ Giáp Văn Chung, dịch giả “Không số phận” hẳn nhiên là nhân vật chính của buổi tối hôm nay. Và đây là
sự kiện đặc biệt thứ hai, phó sản của hiện tượng thứ nhất. Anh Chung là dân kỹ thuật, từng giảng dạy và nghiên cứu khoa học một thời gian dài, sau đó lại bận bịu sinh kế và công việc gia đình, mà vẫn là dịch được nhiều đầu sách văn học Hungary loại “khó nhằn”.
TS. Đinh Hoàng Thắng “góp vui” với những “đề tài ruột” về Hungary
Sự đóng góp của anh trong việc truyền bá giá trị văn chương Hungary qua các thời kỳ làm tôi tự thấy hổ thẹn. Tôi là dân Tổng hợp Văn thuở nào, thậm chí cũng từng “élvezni” (thưởng lãm) nhiều áng văn thơ Hung giá trị, nhưng hầu như chưa làm được gì trong địa hạt này. Mà tình cảm của mình đối với Hungary đâu phải thua kém gì ai. Thế mới biết thế nào là “lực bất tòng tâm” và phi kế hoạch bất thành đại sự!
Là người biết tiếng Hung tương đối khá (cứ xin thú thực như thế để tránh thói… khiêm tốn giả), nhưng đọc Kertész quả thật không dễ. Bác Lê Xuân Giang, nhà dịch thuật lão thành và cũng lão luyện đã từng vật lộn với 100 trang đầu tác phẩm này nhưng đành bỏ cuộc. Tuy nhiên, để hiểu được Kertész còn khó hơn nhiều. Tôi hy vọng mọi người sẽ nghiền ngẫm, nhưng trước đó nhớ đọc Lời bạt ở cuối sách.
Đại sứ Hungary Vizi László phát biểu tại cuộc giao lưu
Sự kiện đặc biệt thứ ba, đến đây phải trích dẫn phát biểu của một vị khách VIP tối nay: đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hungary tại Việt Nam. Ông đại sứ Vizi László phát biểu: “
Quan hệ Hung-Việt từ trước đến nay diễn ra rất sống động trong lĩnh vực kinh tế và chính trị, nhưng gần đây nó đã được mở rộng sang địa hạt văn hóa và nghệ thuật. Và đây là một lĩnh vực bền vững và trường tồn. Vì thế chúng tôi đánh giá cao sự đóng góp của các nhà dịch thuật, các nhà hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ”.
Bên lề buổi ra mắt sách, ông bà đại sứ có nói chuyện với tôi. Điều này thì không có gì đặc biệt vì mỗi lần găp tôi họ đều chủ động bắt chuyện (do mình biết tiếng mà!). Nhưng đề tài câu chuyện thì có thể coi là
hiện tượng đặc biệt trong ngày! Câu chuyện đề cập đến sự bấp bênh của thời cuộc. Ngày 23-10-
1956 trước những năm 1989 ở Hungary (và đương nhiên ở cả Việt Nam) bị coi là “ngày phản cách mạng”, thì hiện nay lại là một trong ba “Quốc lễ” của Cộng hòa Hungary. Và đương nhiên điều này khiến Việt Nam mình không khỏi có phần lúng túng.
Sự hiện diện ở Việt Nam của một tác phẩm mang nhiều hệ lụy chìm nổi âu cũng là điều đáng mừng...
Những đề tài văn học nghệ thuật trong chế độ XHCN trước đây ở Hung một thời bị cho là “tabu” (húy kỵ) thì nay lại được hoan nghênh, vinh danh tại Hungary và trên thế giới. Điều ấy khiến Việt Nam ta, một lần nữa, lại lúng túng.
Kertész Imre là một điển hình của sự “up and down” (tạm dịch là
lên voi xuống chó) của số phận. Nhưng một khi những tác phẩm này đã được ra mắt ở nước ta thì há chẳng nên mừng vì đã có cái gì đấy đổi thay hay sao?