Horn Gyula, một tượng đài của thời kỳ thay đổi thể chế của Cộng hòa Hungary, là người có ý kiến "trái chiều" về sự kiện 1956
Theo tin của nhật báo “Tiếng dân” (Népszava), các đại biểu chính quyền tự quản Kerepes đã coi ông Horn và bà Havas là những “persona non grata” (người không được chấp thuận). Ông Franka Tibor, người đứng đầu chính quyền vùng, cho biết: 10 (trong số 14 đại biểu chính quyền Kerepes) ủng hộ quyết định này, đó là những đại biểu “có quan điểm cánh hữu, dân chủ Thiên Chúa giáo”. Ba đại biểu không biểu quyết (phản đối quyết định) và một người nằm viện. (Cần nói thêm rằng cựu ký giả Franka Tibor được lên nắm chức chủ tịch chính quyền tự quản Kerepes vào năm ngoái với sự trợ giúp của đảng đối lập FIDESZ; trước đây, ông này từng tham gia các đảng cực đoan, cực hữu MIÉP và Jobbik).
Quyết định kể trên “lên án Horn Gyula, từng là “công an vũ trang”, quan chức đảng MSZMP [Đảng Cộng sản Hung], thủ tướng đảng MSZP và họ hàng của ông ta, Havas Szófia, vì họ đã bôi nhọ những mục tiêu của cuộc cách mạng và chiến đấu giành độc lập dân tộc năm 1956 một cách phiến diện và vô căn cứ”. Lý do được đưa ra: “Những lời vu cáo khốn nạn của họ không chỉ xúc phạm dân tộc [Hung] và trong đó, đa số [cư dân] Kerepes, mà còn vi phạm những giá trị cơ bản của Hiến pháp”. Chính quyền Kerepes đề nghị ông Horn và bà Havas chớ đến tham dự lễ cắt băng khánh thành đài tưởng niệm các anh hùng Kerepes trong cách mạng 1956, diễn ra vào ngày 22-10 tới. Ông Franka Tibor tuyên bố: đây là một đề nghị, một quan điểm mang tính đạo đức, chứ không phải một lệnh cấm.
Trần Lê, theo [index]
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn