BẠO HÀNH TÍNH DỤC TRONG GIA ĐÌNH TẠI HUNGARY

Thứ sáu - 11/05/2007 00:14

(NCTG) 62% dân Hung không biết rằng cưỡng bức tính dục trong gia đình cũng là một tội hình sự - đó là một điểm trong báo cáo (công bố ngày thứ Năm 10-9-2007) của tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty Iternational - AI). Theo báo cáo này, đa số những bạo hành trong gia dình không bao giờ được tòa án biết đến: ngay một nữ thẩm phán cũng cho AI biết giả sử bị cưỡng bức, bà cũng do dự nếu phái tố giác.

AI cho biết: trong đại đa số các trường hợp, hệ thống tư pháp Hung bỏ mặc những nạn nhân của tệ cưỡng bức tính dục trong gia đình (hoặc trong vòng bạn bè quen biết) nên không mấy khi thủ phạm bị đưa ra trước vành móng ngựa. Có nhiều lý do khiến phụ nữ bị bức hại không báo cảnh sát: họ sợ bị trả thù, sợ bị bạn bè khinh bỉ, sợ bị coi là nực cười và bởi bản thân nạn nhân cũng không tin vào cơ quan tư pháp và y tế.

Tờ trình của AI vạch rõ: trái với những tội hình sự khác, nạn nhân của bạo hành tình dục thường biết rõ thủ phạm: nhiều khi, thủ phạm chính là chồng, bạn tình, bạn bè, người quen... Luật Hình sự Hunhgary thừa nhận cưỡng bức tính dục trong gia đình cũng là một tội hình sự, nhưng để chứng tỏ điều này, người phụ nữ phải chứng minh được rằng họ đã kháng cự, bất kể mức độ bạo hành mà họ phải chịu. Chính điều đó đã khiến hàng ngàn, hàng vạn phụ nữ bất lức trước bạo hành tính dục trong gia đình.

Tổ chức nhân quyền AI cho rằng dại đa số các trường hợp bạo hành tính dục theo dạng này không được đưa ra tòa, hoặc không kết thúc vởi bản án trừng phạt thủ phạm. Nhiều khi, chính cảnh sát có thái độ vô trách nhiệm, không quan tâm trước lời tố giác, không "thèm" truy tìm thủ phạm, và cả quá trình trình báo cũng rất nhục nhãc đối với nạn nhân, khiến họ nghĩ rằng thà im lặng còn hơn.

Những phỏng vấn của Ân xá Quốc tế cho thấy, rất nhiều sĩ quan cảnh sát có định kiến với những phụ nữ bị cưỡng bức tính dục và tố giác thủ phạm. Đối với những nạn nhân nghèo khổ, cảnh sát thường nghĩ rằng, bạo hành tính dục là điều đi kèm với hoàn cảnh sống của họ, và không thể, không có ý giúp đỡ họ. Còn nếu nạn nhân là người khá giả, thì cảnh sát lại thường tỏ vẻ nghi hoặc lời tố giác của họ.

Một sĩ quan cảnh sát nói thẳng thừng với nhân viên AI: "các anh chị muốn nói về cái hạng gái được đua vào đây, và khẳng định rằng chúng bị hãm hiếp? 855 là đĩ điếm hết! Chúng nó muốn làm tình, chỉ có điều không được trả tiền mà thôi. Đĩ điếm cả, có đứa giấu, có đứa hành nghề trắng trợn mà thôi. Một chuyên gia đã nhận định thế". Còn một sĩ quan khác thì cho rằng những phụ nữ khi ly dị, muốn nuôi con, thì hay "lêu ca" là bị cưỡng bức tính dục.

Ngay cả khi vụ việc được đưa ra tòa, phụ nữ Hung cũng phải trực diện với lối nghĩ, cho rằng chồng có quyền buộc vợ phải quan hệ tính dục với mình, và rằng phụ nữ phải chịu trách nhiệm nhếu chồng muốn vậy. Ngay một nữ thẩm phán Hung cũng cho Ân xá Quốc tế hay: nếu bị cưỡng bức tính dục, bà cũng ngại trình báo.

Báo cáo này của AI đã được đệ trình lên các thành viên chính phủ và lãnh đạo cảnh sát Hungary. Ân xá Quốc tế đề nghị chính phủ Hung sửa đổi luật, sao cho phụ nữ bị bạo hành tính dục dám tìm đến cơ quan tư pháp trong trưòng hợp cần thiết, cũng như, đảm bảo những kiến thức cơ bản cho những người thường xuyên tiếp xúc với các nạn nhân của tệ bạo hành tính dục, tạo dựng hệ thống hỗ trợ nạn nhân và đưa nội dung chống lại những định kiến xã hội vào chương trình giảng dạy trong nhà trường.

Trần Lê, theo [origo]


 

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn