Chỉ còn những quầy kem - lâu này vẫn được hưởng sự ủng hộ của ban lãnh đạo thành phố - là được tiếp tục tồn tại, theo tin của tờ “Guardian”.
Đạo luật có liên quan do Thị trưởng thành phố Luigi Brugnaro đề xuất được thông qua vào hôm qua. Mục đích của nó là gìn giữ ở mức có thể diện mạo của đô thị này trước sự xâm nhập của các nhà hàng ăn nhanh.
Paola Mar, người phụ trách về du lịch của Venice, cho rằng rất quan ngại là thành phố sẽ đánh mất tính đặc thù, “bản sắc” của mình.
Là nơi hàng năm thu hút tới ba chục triệu du khách đến từ khắp nơi trên thế giới, Venice rất lo khu phố cổ - phần có lịch sử lâu đời của thành phố - sẽ bị “tàn phá” không chỉ bởi thời gian, mà còn bởi lượng người tới quá đông.
Vốn bất bình với những điều kiện sống từ lâu nay, cư dân địa phương còn rất phật ý với chuyện khách du lịch tới Venice... chi tiêu không đủ nhiều (ví dụ du khách Trung Cộng nhiều khi cứ... mang bánh mỳ đi ăn, ít chịu tiêu tiền, ngủ đêm... trong thành phố), mà còn xả rác bừa bãi, kéo vali làm hỏng đường sá lát đá.
Còn nhớ, hè năm ngoái, dân địa phương đã tụ tập nhau vác biểu ngữ “Bọn du khách, cút về nhà! Chúng bay phá hỏng Venice!”. Chuyện bảo tồn di sản văn hóa của Venice trước sự xâm thực của nước và... khách du lịch cũng khá nan giải.
Chuyện cấm đoán như trên không phải là chưa từng có ở xứ Ý. Năm ngoái, Verona - thành phố quê hương của cặp tình nhân huyền thoại Romeo và Juliet - cũng cấm các quầy bán kebab, còn ở Florence (Firenze) thì ẩm thực ngoại quốc bị “trục xuất” khỏi trung tâm thành phố với một điều khoản buộc các hàng ăn phải có tối thiểu 70% là đồ địa phương.
Vài năm trước, việc một cửa hiệu McDonalds được khai trương ở Venice cũng làm dấy lên một làn sóng bất bình ghê gớm tại “thành phố của các kênh đào” này.