COVID-19 CÓ THỂ GÂY 40 TRIỆU CA TỬ VONG NẾU KHÔNG CÓ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA

Chủ nhật - 29/03/2020 03:40

(NCTG) 7 tỷ người nhiễm Coronavirus và 40 triệu người tử vong trong vòng một năm là những tính toán của Đại học Imperial College London, một trong những đại học quốc tế hàng đầu của Vương quốc Anh, nếu các quốc gia không có bất cứ biện pháp hạn chế nào.

Khử trùng trước Tháp nghiêng Pisa, Ý, ngày 17-3-2020 - Ảnh: Laura Lezza

Khử trùng trước Tháp nghiêng Pisa, Ý, ngày 17-3-2020 - Ảnh: Laura Lezza

Thuộc Top 10 các đại học trên thế giới, từng sản sinh 14 Giải Nobel khoa học và 74 thành viên của Hội Hoàng gia London (Royal Society), 87 thành viên của Học viện Kỹ thuật Hoàng gia Anh (Royal Academy of Engineering) và 85 thành viên Học viện Y khoa Anh (Academy of Medical Sciences), Imperial College London là một cơ sở đào tạo và nghiên cứu nổi tiếng và đáng nể.

Mô hình nói trên của đại học này cũng cho thấy, việc các quốc gia có biện pháp kịp thời - hạn chế đi lại, đóng biên giới, các biện pháp ngăn cấm, cách ly... - là quan trọng như thế nào trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.

Theo những tính toán, cần phải “ra tay” sớm hơn nhiều so với điều mà chúng ta có thể nghĩ tới: nếu tỷ lệ tử vong là 1 trên 1 triệu cư dân (1/1.000.000) , mà chính quyền cho ban hành những biện pháp ngăn chặn, thì số các ca tử vong sẽ giảm được 97%. Trong trường hợp đó, con số tử vong giảm được 39 triệu ca, nhưng như thế cũng có nghĩa là hàng triệu người phải qua đời.

Căn cứ theo tính toán này thì chính quyền Hungary đã có biện pháp rất kịp thời. Các tính toán theo mô hình này cũng cho thấy nếu những biện pháp hạn chế sự tiếp xúc giữa các cá nhân trong xã hội chỉ được đưa ra khi tỷ lệ tử vong là 1,6/100.000 (tỷ lệ của nước Ý hiện tại là 10/100.000) thì trong số 40 triệu ca tử vong theo lý thuyết, chỉ có thể cứu được 30 triệu người.

Một trong những tác giả của nghiên cứu trên, Patrick Walker cho rằng trong những tuần và tháng trước mắt, hệ thống y tế thế giới phải đối mặt với thử thách lớn chưa từng có, và các quốc gia phải chọn một trong hai khả năng sau:

- Đưa vào thực hiện những biện pháp hạn chế đi kèm những chi phí kinh tế vô cùng lớn.

- Hoặc là không làm gì cả, chấp nhận rủi ro để hệ thống y tế sụp đổ trong thời gian ngắn, và sau đó chịu những thiệt hại kinh tế.
Một nhân viên y tế trước một bệnh viện tại Roma, Ý, ngày 27/3/2020 - Ảnh: Antonio Masiello
Một nhân viên y tế trước một bệnh viện tại Roma, Ý, ngày 27-3-2020 - Ảnh: Antonio Masiello

Có thể giảm số nạn nhân xuống một nửa (từ 40 triệu xuống 20 triệu), nếu những tiếp xúc xã hội được giảm trung bình 40%, nếu các tiếp xúc xã hội của giới cao tuổi (và do đó có khả năng gạp nguy hiểm khi bị nhiễm Coronavirus) có thể giảm 60%. Nhưng 20 triệu ca tử vong vẫn là con số quá lớn, nghĩa là nếu chỉ bằng một một phương pháp thì không thể loại trừ được số ca tử vong sẽ vẫn cao, và cũng không loại trừ được việc hệ thống y tế tại từng quốc gia khỏi sụp đổ.

Như vậy, để chống dịch bệnh, chỉ có thể làm được nếu có những biện pháp thống nhất và được đưa ra một cách nhanh nhạy, theo các tác giả của nghiên cứu nói trên. Mô hình của họ không phải là một dự báo, các tính toán trong đó chỉ giới tiệu những khả năng về mặt lý thuyết, nhưng nó phản ánh mức độ thức tế của mối nguy hiểm do Covid-19 gây ra.

Sau đó, Đại học Imperial College London cũng công bố các mô hình của từng nước, và có thể coi đó là những chỉ dẫn cho các quốc gia trong cuộc chiến chống Coronavirus.

 
 Từ khóa: Covid-19
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Theo dòng sự kiện

 

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn